CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Động mạch phổi
1 Siêu âm tim gắng sức trong đánh giá bệnh nhân hẹp van hai lá khít không tương xứng với triệu chứng lâm sàng: Báo cáo ca lâm sàng / Nguyễn Đỗ Quân, Nguyễn Thị Minh Lý, Hoàng Văn Kỳ // .- 2024 .- Tập 185 - Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 371-378 .- 610
Hẹp van hai lá là một trong những bệnh lý van tim phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời cũng là nhóm bệnh lý có nhiều sự lựa chọn về điều trị đã được chứng minh giúp cải thiện tiên lượng nhất trong các tổn thương van tim. Thời điểm can thiệp hoặc phẫu thuật đã được nêu rất rõ ràng trong các khuyến cáo của hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng như hội Tim mạch châu Âu: khi bệnh nhân có triệu chứng và diện tích lỗ van hẹp nặng. Tuy nhiên, trên lâm sàng có rất nhiều trường hợp có sự bất tương xứng giữa mức độ triệu chứng lâm sàng và diện tích lỗ van, do đó rất cần thiết đánh giá kỹ triệu chứng khó thở trên các bệnh nhân hẹp van hai lá.
2 Tỷ lệ tử vong 3 tháng của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Phạm Thị Phương Nhi, Đỗ Giang Phúc, Hoàng Bùi Hải // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.79-88 .- 610
Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp sau 3 tháng từ chẩn đoán và các yếu tố liên quan. Hồi cứu 174 hồ sơ bệnh nhân có mã ICD là tắc động mạch phổi cấp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2019 đến 5/2024.
3 Ca lâm sàng u lympho biểu hiện ở tim biểu hiện giống bóc tách động mạch phổi / Nguyễn Ngọc Quang, Lê Xuân Thận, Lê Văn Đạt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 276-283 .- 610
U lympho là một bệnh khá hiếm gặp với các biểu hiện lâm sàng toàn thân, cận lâm sàng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Báo cáo một trường hợp ca bệnh lâm sàng U lympho có hiểu hiện ở tim hiếm gặp với các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng giống với trường hợp bệnh nhân bị bóc tách động mạch phổi tự phát. Tuy nhiên, chẩn đoán xác định chỉ được đưa ra sau khi tiến hành phẫu thuật mở ngực và làm sinh thiết giải phẫu bệnh. Hình ảnh đại thể trong lúc phẫu thuật mở ngực cho thấy hình ảnh khối u lớn xâm lấn động mạch chủ, động mạch phổi và các tổ chức di căn đến hạch góc hàm và một vài khối u nhỏ cạnh nhĩ phải. Hình ảnh vi thể trên giải phẫu bệnh cùng kết quả hóa mô miễn dịch đã đưa ra chẩn đoán xác định U lympho thể nang độ I.
4 Vai trò chẩn đoán tăng áp động mạch phổi của Nt-Probnp huyết thanh trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống / Vũ Thị Hằng, Hoàng Thị Lâm // .- 2018 .- Số 115 (6) .- Tr. 102-110 .- 610
NT-proBNP đang được đề cập đến là dấu ấn có thể chẩn đoán sớm tăng áp động mạch phổi trên xơ cứng bì. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá vai trò của NT-proBNP trong phát hiện tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối chứng 30 bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi và 17 bệnh nhân xơ cứng bì không có tăng áp động mạch phổi tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 06/2017 đến tháng 8/2018. Kết quả cho thấy, nồng độ NT-proBNP của nhóm xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi là 72,00 ± 235,92 pmol/L. Có mối tương quan giữa NT-proBNP với giá trị áp lực động mạch phổi qua siêu âm Doppler tim (r = 0,383, p = 0,037). Ngưỡng NT-proBNP 54,46 pmol/L (461 pg/mL) có vai trò chẩn đoán tăng áp động mạch phổi với độ nhạy 54,6%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo âm tính 54,8%. NT-proBNP huyết thanh có thể sử dụng để chẩn đoán tăng áp động mạch phổi trong xơ cứng bì không có suy tim.
5 Hoạt tính anti Xa ở lần xét nghiệm đầu tiên và theo dõi dọc 3 tháng bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp được điều trị bằng Rivaroxaban liều cố định / Đỗ GIang Phúc, Bùi Thị Hương Thảo, Hoàng Bùi Hải // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 123-129 .- 610
Mô tả nồng độ hoạt tính anti Xa ở lần xét nghiệm đầu tiên và theo dõi dọc 3 tháng trên 42 bệnh nhân tắc động mạch phổi được điều trị bằng Rivaroxaban liều cố định trong thời gian từ 10/2015 đến 8/2016. Nghiên cứu ghi nhận 32/42 bệnh nhân có nồng độ anti Xa lần đầu ở ngưỡng trên 0,5 UI/ml. Sau 3 tháng theo dõi không có bệnh nhân nào tử vong, tắc động mạch phổi tái phát và không có bệnh nhân nào bị chảy máu. Áp lực động mạch phổi của các bệnh nhân giảm rõ sau 1 tháng và 3 tháng được dùng thuốc, chỉ có 1/42 trường hợp bị tăng áp phổi mạn tính sau 3 tháng theo dõi.