CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trào ngược dạ dày thực quản

  • Duyệt theo:
1 Kết quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng bài thuốc bán hạ tả tâm thang / Đinh Thị Thuân, Trần Quốc Hùng, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thanh Tú // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 109-117 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng bài thuốc “Bán hạ tả tâm thang” và theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị và so sánh với nhóm chứng. 60 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành hai nhóm đảm bảo tương đồng về tuổi, giới, mức độ trào ngược theo thang điểm GerdQ. Nhóm nghiên cứu được sử dụng bài thuốc "Bán hạ tả tâm thang", ngày 01 thang, nhóm đối chứng được sử dụng Omeprazol liều 40 mg/ngày, thời gian điều trị là 28 ngày.

2 Kết quả của phương pháp nhĩ áp kết hợp PPIs trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản / Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Ngọc Linh // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 34-42 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị của phương pháp nhĩ áp (sử dụng hạt Vương bất lưu hành) kết hợp PPIs trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm đối chứng, so sánh kết quả trước và sau can thiệp. 60 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành hai nhóm đảm bảo tương đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, mức độ trào ngược theo thang điểm GERD-Q. Nhóm nghiên cứu được dán hạt vương bất lưu hành kết hợp uống Lomec (Omeprazol) liều 20 mg/ngày, nhóm đối chứng được dùng Lomec (Omeprazol) liều 40 mg/ ngày, thời gian điều trị 30 ngày.

3 Đánh giá tác dụng của viên “Dạ dày HĐ” qua một số triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản / Nguyễn Anh Chiến, Ngô Quỳnh Hoa, Trần Phương Thủy, Nghiêm Thị Thanh Hường // .- 2020 .- Số 67 .- Tr.31-39 .- 610

Đánh giá tác dụng của viên “Dạ dày HĐ” qua một số triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp khác, không tuân thủ quy trình điều trị, phụ nữ có thai và cho con bú, mắc các bệnh khác trong thời gian nghiên cứu: viêm dạ dày Hp (+), xuất huyết tiêu hóa… Kết quả nghiên cứu cho thấy viên “Dạ dày HĐ” có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng nóng rát, ợ chua, đau vùng thượng vị, buồn nôn trên bệnh nhân trào ngược dạ dày, thực quản.

4 Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản / Thạch Hoàng Sơn, Quách Trọng Đức // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 103 - 109 .- 610

Xác định tỷ lệ bệnh nhân viêm tụy cấp có các mức tăng (Triglyceride) TG theo phân độ của Hiệp hội Nội tiết Mỹ 2010 và đánh giá mối liên quan giữa mức độ tăng TG với mức độ nặng viêm tụy cấp và suy tạng theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến và tình trạng hoại tử tụy.

5 Đánh giá tác dụng của bài thuốc "Cam thảo bạch thược gia giảm" trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản / Nguyễn Đức Tuấn, Đoàn Quang Huy, Nguyễn Văn Công // .- 2019 .- Số đặc biệt .- Tr. 81-89 .- 610

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hội chứng bệnh lý này ít dẫn đến tử vong nhưng lại có thể gây ra các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân hoặc có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau.

6 Đánh giá tình trạng rối loạn nhu động thực quản và thay đổi áp lực cơ thắt thực quản dưới ở bệnh nhân có triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản / // .- 2018 .- Số 115 (6) .- Tr. 118-125 .- 610

Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) là một thăm dò mới trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). Nghiên cứu đánh giá rối loạn nhu động và cơ thắt thực quản dưới (LES) ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản và khảo sát liên quan với triệu chứng lâm sàng. Kết quả thu tuyển được 217 bệnh nhân, tuổi trung bình 46,9 ± 11,7 và 72,4% nữ giới. 101 bệnh nhân (46,5%) có giảm nhu động và 122 (56,2%) có giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới. Áp lực cơ thắt thực quản dưới nền và khi nuốt thấp hơn ở nhóm giảm nhu động so với nhóm nhu động bình thường (15,9 ± 8,0 so với 19,0 ± 8,6 và 15,6 ± 7,9 so với 19,9 ± 8,5; p < 0,05). Tỷ lệ viêm thực quản trào ngược ở nhóm nhu động bình thường cao hơn so với nhóm giảm nhu động (51,9% so với 34,9%, p < 0,05). Áp lực cơ thắt thực quản dưới không có tương quan với điểm bộ câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và FSSG. Không có bằng chứng về mối liên quan của rối loạn nhu động và áp lực thực quản với các triệu chứng lâm sàng gợi ý trào ngược dạ dày - thực quản.

7 Nghiên cứu bào chế hệ nội natri alginat kết hợp antacid góp phần điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản / Nguyễn Quốc Thịnh, Phạm Thùy LInh // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 149-152 .- 610

Nghiên cứu bào chế hệ nội natri alginat kết hợp antacid góp phần điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Kết quả cho thấy hệ nổi natri alginat kết hợp antacid đã được bào chế và đánh giá ảnh hưởng của các thành phần tá dược trong công thức, trong đó lượng CaCO3, NaHCO3, Carbomer có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng nổi và độ ổn định của hệ nổi. Sử dụng lượng CaCO3 là 75mg và nồng độ 0,2% carbomer cho công thức hệ nổi natri alginat kết hợp antacid.