CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vi khuẩn
21 Vai trò của vi khuẩn sinh tổng hợp ACC deaminase trong giảm thiểu stress phi sinh học ở cây trồng / Vũ Thị Ngọc Diệp, Phạm Khánh Huyền, Nguyễn Văn Giang, Khuất Hữu Trung, Trần Đăng Khánh // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 56-59 .- 363
Trình bày vai trò của vi khuẩn sinh tổng hợp ACC deaminase trong giảm thiểu stress phi sinh học ở cây trồng. Cây trồng luôn phải đối mặt với các yếu tố stress phi sinh học trong môi trường. ACC deaminase từ PGPR bảo vệ cây trồng khỏi những tác động bất lợi của các yếu tố môi trường gây stress như hạn mặn, thiếu hụt nước, ngập úng, nhiệt độ cao, nhiễm độc kim loại và các chất gây ô nhiễm hữu cơ bằng cách làm giảm hoạt động của stress ethylene. Những stress phi sinh học này có thể trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
22 Nhân dòng, biểu hiện và tinh sạch chaperone AcrH của vi khuẩn Aeromonas hydrophila sử dụng vật chủ Escherichia coli / Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Thị Uyên // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 23-27 .- 610
Phân tích nhân dòng, biểu hiện và tinh sạch chaperone AcrH của vi khuẩn Aeromonas hydrophila sử dụng vật chủ Escherichia coli. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila và vi khuẩn gram âm, sử dụng hệ tiết loại III (T3SS). Đây là hệ tiết đóng vai trò quan trọng trong các tương tác của vi khuẩn với tế bào vật chủ, đặc biệt là quá trình xâm nhập vào tế bào vật chủ. Mục đích của nghiên cứu là tinh sạch chaperone AcrH với độ tinh sạch cao, giúp phát triển nghiên cứu cấu trúc của protein này, góp phần làm sáng tỏ cơ chế hình thành kênh chuyển vị xuyên màng của T3SS ở vi khẩn A. hydrophila cũng như ở nhiều vi khuẩn gram âm khác.
23 Đánh giá khả năng phân hủy naphthalene và pyrene của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học / Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hoàng Phương Hà, Đồng Văn Quyền, Nguyễn Học Hương Trà, Lê Thị Nhi Công // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.561-570 .- 610
Đánh giá khả năng phân hủy của 4 chủng vi khuẩn tạo màng sinh học là DQ41, PY2, PY6 và DG12. Kết quả cho thấy, hiệu suất phân hủy của 4 chủng vi khuẩn này ở dạng tạo màng sinh học đều đạt trên 79% với nồng độ cơ chất ban đầu tương ứng là 200 và 250 ppm naphthalene và pyrene. Kết quả này góp phần làm phong phú số lượng các chủng vi sinh vật tạo màng sinh học và có khả năng phân hủy các hợp chất thơm để phục vụ cho công nghệ xử lý ô nhiễm dầu tại Việt Nam.
24 Phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn lam có khả năng sinh tổng hợp chất điều hòa sinh trưởng / Đoàn Thị Oanh, Dương Thị Thủy, Nguyễn Thị Thu Liên, Đặng Thị Mai Anh, Hoàng Thị Quỳnh, Hoàng Minh Thắng, Vũ Thị Nguyệt, Lê Thị Phương Quỳnh // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.571-579 .- 610
Trình bày phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn lam có khả năng sinh tổng hợp chất điều hòa sinh trưởng. Vi khuẩn lam là vi sinh vật quang hợp có khả năng tổng hợp các hợp chất thứ cấp, chúng tạo ra nhiều loại hoạt chất sinh học như lipopeptide, acid béo, độc tố, carotenoids, vitamins và chất điều hòa sinh trưởng thực vật được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn lam thu từ đất nông nghiệp, các thủy vực nước ngọt (kênh, mương, sông) có khả năng sinh tổng hợp phytohormone indole-3-acetic acid (IAA). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của L-tryptophan đến khả năng sinh tổng hợp IAA của chủng này cho thấy nồng độ IAA tăng dần và đạt giá trị cao nhất khi bổ sung L-tryptophan vào môi trường nuôi cấy với hàm lượng 900 µg/Ml. Khả năng sinh tổng hợp IAA của các chủng vi khuẩn lam trên cho thấy tiềm năng ứng dụng của chúng trong công nghệ sinh học nông nghiệp.
25 Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán vi khuẩn Helicobacter pylori trong mẫu nước bọt bằng phương pháp PCR / Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Hoàng Hiệp, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Thị Trang // .- 2019 .- Số 12(Tập 61) .- Tr.9-13 .- 610
Xây dựng quy trình chẩn đoán vi khuẩn Hp trong mẫu nước bọt bằng phương pháp PCR thông qua việc xác định hai gen đặc hiệu ureC và hsp60 của vi khuẩn Hp.
26 Phân tích cộng đồng vi khuẩn trong rơm rạ trước và sau ủ bằng kỹ thuật PCR-DGGE và tạo dòng / Ngô Đức Duy, Nguyễn Hoàng Dũng, Hoàng Quốc Khánh // .- 2020 .- Số 1(Tập 18) .- Trang 177-186 .- 570
Nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ thuật PCR-DGGE và tạo dòng trong cùng một phân tích cộng đồng vi khuẩn có khả năng phân hủy rơm rạ nhằm xác định sự thay đổi những dòng vi khuẩn hiện diện trong mẫu rơm trước và sau ủ. Bên cạnh đó cũng định hướng sử dụng công cụ sinh học phân tử đánh giá và phân tích đa dạng cộng đồng vi sinh vật trong điều kiện môi trường sống ảnh hưởng sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp làm tiền đề cho các nghiên cứu khác.
27 Điều kiện nuôi thích hợp cho sinh trưởng của vi khuẩn probiotic Lactobacillus acidophilus VTCC 12257 ở quy mô phòng thí nghiệm và thiết bị lên men 30 I / Đào Thị Lương, Hà Thị Hằng, Dương Văn Hợp // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 6(Tập 62) .- Tr.58-64 .- 530
Nghiên cứu chủng VTCC 12257 về động học sinh trưởng cho sản xuất sinh khối cao ở quy mô phòng thí nghiệm và trong thiết bị lên men 30 I. Đây được coi là bước khởi đầu để sản xuất ở quy mô công nghiệp cho vi khuẩn probiotic này.
28 Khảo sát sự phân hủy toluene và chlorotoluene bởi vi khuẩn Comamonas testosterone KT5 cố định trọng alginate / Hà Danh Đức // .- 2020 .- Số 6(Tập 62) .- Tr.1-6 .- 570
Trình bày khảo sát sự phân hủy toluene và chlorotoluene bởi vi khuẩn Comamonas testosterone KT5 cố định trọng alginate. Vi khuẩn Comamonas testosterone KT5 là loại vi khuẩn có khả năng làm sạch toluene cũng như chlorotoluene dạng cố định tốc độ cao hơn so với dạng tự do. Ngoài ra, vi khuẩn cố định trong alginate còn có thể phân hủy tốt hơn so với dạng tự do ở độ pH quá thấp hay quá cao.
29 Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm / Nguyễn Huy Thuần, Nguyễn Văn Giang, Lê Thị Vân Anh // .- 2020 .- Số 6(Tập 62) .- Tr.52-57 .- 630
Nhằm khảo sát khả năng khử màu thuốc nhuộm Red FN2BL của một số chủng vi khuẩn được phân lập từ nước thải dệt nhuộm.
30 So sánh các kỹ thuật định danh vi khuẩn B. pseudomallei trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh Whitmore / Hoàng Việt Hà, Bùi Nguyễn Hải Linh, Trần Thị Lệ Quyên, Phạm Thị Huyền, Hoàng Quang Trung, Trần Anh Đào, Nguyễn Vũ Trung, Trịnh Thành Trung // .- 2020 .- Số 5(Tập 62) .- Tr.6-12 .- 570
Cho thấy, phương pháp định danh B. pseudomallei bằng 3 khoang kháng sinh có độ chính xác cao và có thể triển khai tại nhiều phòng xét nghiệm vi sinh ở Việt Nam nhằm hạn chế việc định danh sai vi khuẩn B. pseudomallei và bỏ sót xét nghiệm ca nhiễm melioidosis.