CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lao động nước ngoài

  • Duyệt theo:
1 Hoàn thiện hoạt động quản lý vốn hỗ trợ cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Định / Hồ Thị Minh Phương, Lê Minh Sơn // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- .- 330

Để thực hiện mục tiêu đó Ngân hàng chính sách xã hội cần quản lý vốn hỗ trợ cho vay NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hợp đồng giúp việc thực hiện hỗ trợ cho vay diễn ra công khai, dân chủ, vốn vay sẽ đến đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục đích và tang khả năng bảo toàn vốn.

2 Lao động nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay / Trần Thị Lệ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 11(120) .- Tr. 33-41 .- 650

Bài viết đề cập đến thực trạng lao động, việc làm của người nước ngoài và vai trò của họ đối với nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung báo cáo dựa trên một phần dữ liệu khảo sát của đề tài "Người nước ngoài di cư đến thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp", với quy mô mẫu 600 người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập tại đây.

3 Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người lao động di cư quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Nguyễn Quang Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 5(114) .- Tr. 63-71 .- 658

Phân tích việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người lao động di cư quốc tế cũng như các rào cản ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ này từ cách tiếp cận tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước, từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4 Lao động di cư ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2020 / Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Thị Ràng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 7(257) .- Tr. 32-40 .- 650

Bài viết tập trung phân tích bối cảnh lao động thị trường Trung Quốc hiện nay, di cư lao động của Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2020, đánh giá chính sách quản lý di cư lao động ở Trung Quốc.

5 Di chuyển lao động chất lượng cao tại ASEAN / Lê Mỹ Hương, Trần Thị Ngọc Quyên, Vũ Đăng Định // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 523 .- Tr. 62-76 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng di chuyển nguồn lao động chất lượng cao tại các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Bài viết gợi ý một số chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho những phân tích tiếp theo về thực tiễn triễn khai các chính sách di chuyển nguồn lao động tại một số lĩnh vực của Việt Nam theo cam kết hội nhập khu vực.

7 Thực trạng di cư sang các nước Châu Âu của người lao động xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh / Nguyễn Thị Lập Thu, Trần Thanh Hương, Phạm Thị Thu Hà // .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 22-24 .- 658

Bài viết cho thấy có một dòng di cư lao động bất hợp pháp từ địa bàn nghiên cứu sang các nước Châu Âu liên tục gia tăng trong những năm gần đây đặc biệt là số người đi Đức và đi Anh tăng lên, nghiên cứu một khu vực nông thôn ở Việt Nam nhắm giúp các nhà quản lý có các giải pháp phù hợp để kiểm soát những dòng di cư bất hợp pháp hiện nay tránh những tổn thương đến người lao động và gia đình của họ ở khu vực nông thôn hiện nay.

8 Tự do di chuyển lao động ASEAN: Ưu điểm, hạn chế và một số khuyến nghị / Bùi Thị Ngọc Lan // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 42 – 51 .- 340

Bài viết phân tích cách tiếp cận của ASEAN về tự do di chuyển lao động; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các tiếp cận, từ đó khuyến nghị việc “nâng cấp” hiệu lực pháp lí của các văn bản hiện hành quy định về tự do di chuyển lao động, cải thiện cơ chế thực thi và giám sát thực thi các cam kết liên quan cũng như đẩy mạnh kí kết các thoả thuận công nhận lẫn nhau về trình độ và kĩ năng nghề nhằm thúc đẩy hơn di chuyển lao động nội khối trong giai đoạn tiếp theo của AEC.

9 Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam / Phạm Hoàng Linh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 16(392) .- Tr. 50 – 56 .- 340

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã đảm bảo quyền của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo tinh thần của pháp luật quốc tế. Song, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn những khác biệt ở những mức độ nhất định trong điều chỉnh của pháp luật về đảm bảo quyền của người lao động là người nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền bình đảng của lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

10 Mối quan hệ giữa quyền được cư trú và quyền lao động của người nước ngoài theo pháp luật Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Thị Phương Diệp // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 81 – 85 .- 340

Bài viết được thực hiện với mục đích giới thiệu, thứ nhất là mối quan hệ giữa quyền cư trú và quyền lao động của lao động nước ngoài tại Nhật Bản, thứ hai, trên cơ sở các phân tích này có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.