CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền sở hữu trí tuệ

  • Duyệt theo:
21 Vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 55-64 .- 658

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế, độ mở nền kinh tế, giáo dục và sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến mức độ bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại 29 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 2006-2016. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình của Chen & Puttitanun (2005) cùng bộ chỉ số GP (Park & Ginarte, 1997) và các nguồn dữ liệu nghiên cứu thứ cấp. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng thông qua ước lượng GLS để hiệu chỉnh mô hình, các tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự gia nhập WTO có tác động tích cực tới mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, giáo dục và độ mở của nền kinh tế được chứng minh là hạn chế mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu này cung cấp một cơ sở lý thuyết để chính phủ quốc gia và nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển tại châu Á đưa ra chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa quyền sở hữu trí tuệ.

22 Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hang giả ở nước ta hiện nay / Phạm Xuân Việt // Nghề luật .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 60 - 65 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, nguyên nhân của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả và một số giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm này.

23 Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp Việt Nam - động lực cho sự khác biệt hóa / Nguyễn Quốc Thịnh, Khúc Đại Long, Nguyễn Thu Hương // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 143 .- Tr. 38-44 .- 658

Tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp là một loại tài sản thuộc nhóm tài sản vô hình và trong hầu hết các trường hợp, chúng có giá trị lớn hơn nhiều lần so với tổng tài sản hữu hình. Việc quản lý và khai thác các tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Việt Nam còn không ít hạn chế, do đó chưa tạo được động lực để phát triển và gia tăng sự khác biệt cho doanh nghiệp - yếu tố căn bản của cạnh tranh hiện đại. Bài viết tập trung mô tả các dạng tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, từ đó dựa trên những khảo sát thực tế cho thấy khối tài sản này đã được khai thác thế nào trong các doanh nghiệp. Một số gợi ý về quản trị tài sản trí tuệ hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tạo dựng và duy trì những lợi thế cạnh tranh (dựa trên sự khác biệt) trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

24 Những thách thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 3(732) .- Tr.12-14 .- 340

Trình bày những thách thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử ở Việt Nam. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử (TMĐT) giữ một vị trí quan trọng đối với sự phát triển, thành công của các doanh nghiệp, bởi trong thị trường “mở” này mọi đối tượng đều có thể tham gia giao dịch, và việc làm giả, làm nhái thương hiệu, sản phẩm trở nên khá dễ dàng.

25 Giải pháp khắc phục rào cản về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự / Trần Văn Hải // Nghề luật .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 56 – 60 .- 340

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ trong các hiệp định hợp tác quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, quyền sở hữu trí tuệ luôn có vai trò rất quan trọng và giữ vị trí trung tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đã quan tâm, chú trọng đến việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.