CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh--Tim mạch

  • Duyệt theo:
1 Kết quả kiểm soát tần số tim mạch bằng Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính / Lâm Đức Thắng, Trần Viết An // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 1 - 6 .- 610

Khảo sát tỷ lệ tăng tần số tim và đánh giá kết quả kiểm soát tăng tần số tim bằng thuốc Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Kết quả tần số tim lúc nhập viện trên 70 lần/phút chiếm 95%. Tất cả bệnh nhân suy tim độ III và độ IV đều có tần số tim trên 70 lần/phút. Sau can thiệp, sự khác biệt trung bình của nhịp tim giữa nhóm can thiệp và không can thiệp bằng ivabradine là 14,33 nhịp mỗi phút (p <0,01), với 67,7 nhịp mỗi phút trong nhóm can thiệp và với 82,1 nhịp mỗi phút trong nhóm chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình nhịp tim giữa trước và sau khi điều trị bằng ivabradine trong nhóm can thiệp với 36,50 nhịp mỗi phút (p <0,01).

3 COPD và các bệnh đồng mắc / Đỗ Thị Tường Oanh // .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 27 - 34 .- 610

COPD thường hay đi kèm với các bệnh lý khác (bệnh đồng mắc) như bệnh tim mạch, ung thư phổi, sụt cân, loãng xương và đái tháo đường... Tần suất của các bệnh lý đồng mắc sai biệt nhau giữa các nghiên cứu do cách đánh giá, chẩn đoán và phân bố dân số nghiên cứu khác nhau, nhưng phần lớn cho thấy phổ biến nhất là các bệnh tim mạch, trong đó đứng đầu là suy tim mạn.

4 Sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng giữa nam và nữ trong bệnh cơ tim phì đại / Trần Vũ Minh Thư, Phạm Nguyễn Vinh // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 124 - 130 .- 610

Sự ảnh hưởng của giới tính lên biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) chưa được hiểu biết rõ ràng. Bài viết tìm hiểu sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng giữa nam và nữ trong bệnh cơ tim phì đại.

5 Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện / Trần Đăng Khương, Nguyễn Văn Tân // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 59 - 64 .- 610

Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện (bao gồm suy tim, bệnh mạch vành, sau phẫu thuật tim gồm phẫu thuật bắc cầu mạch vành, thay van tim hai lá hoặc van động mạch chủ).

6 Siêu âm tim 3 chiều trong chẩn đoán bệnh tim mạch / Nguyễn Tuấn Vũ // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 17 - 22 .- 610

Siêu âm tim 3 chiều (SAT 3D) đã được ứng dụng từ sau năm 2000. Sự phát triển của đầu dò 3 chiều với các tinh thể phát sóng siêu âm sắp xếp theo ma trận bao gồm các kiểu siêu âm với thời gian thực (Live 3D), siêu âm tim 3 chiều phóng đại (3D Zoom), siêu âm tim lấy hình toàn bộ thể tích (Full Volume) đã cải thiện những nhược điểm của Siêu âm tim 2 chiều. Hiện nay phương pháp chẩn đoán mới này ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong chẩn đoán chính xác hầu hết các bệnh tim mạch, đặc biệt siêu âm tim 3 chiều cung cấp những thông tin quan trọng trước, trong và sau khi can thiệp qua thông tim như song van 2 lá bằng bóng qua da, thủ thuật kẹp van 2 lá, thay van động mạch chủ qua da, đóng thông liên nhĩ và lỗ bầu dục thông thương, đặt lồng Watchman trong tiểu nhĩ trái.

7 Nghiên cứu giá trị của NT-ProBNP trong tiên lượng diễn tiến hậu phẫu ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh / Bùi Thị Hồng Duyên, Vũ Trí Thanh, Nguyễn Thị Băng Sương // .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 137 - 143 .- 610

Bài viết đánh giá giá trị của NT-ProBNP trước phẫu thuật (PT) với việc sử dụng inotrop trong thời gian sớm sau PT ở bệnh nhân (BN) bắc cầu nối chủ vành.

8 Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút / Nguyễn Thị Phương Thủy, Hồ Thị Ngân Hà // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 47-51 .- 610

Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch trên 225 bệnh nhân gút tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/2014 đến 12/2014. Trong 225 bệnh nhân nghiên cứu, số bệnh nhân gút mắt bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ 45,8 phần trăm, trong đó tăng huyết áp cao nhất là 38,2 phần trăm. Các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh mạch ngoại vi và bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ thấp hơn. Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân gút có tuổi cao trên 60, thời gian mắc bệnh gút dài trên 3 năm, nồng độ acid uric máu tăng cao, protein C phản ứng tăng trên 0,5mg/dl, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và bệnh thận mạn tính.

9 Giá trị của xét nghiệm MR proANP trong tiên lượng dài hạn trên bệnh nhân khó thở gấp / Lê Xuân Trường, Nguyễn Chí Thanh // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 16-20 .- 610

Xác định vai trò của xét nghiệm MR-proANP trong tiên lượng tử vong sau tại thời điểm 12 tháng trên 230 bệnh nhân nhập khoa cấp cứu do khó thở gấp. Nồng độ MR-proANP ở mức 316 pmol/l có giá trị tốt trong tiên lượng tử vong với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt theo thứ tự là 82 phần trăm và 61 phần trăm. MR-proANP là yếu tố nguy cơ tiên đoán tử vong độc lập trong nghiên cứu này.