CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công ước

  • Duyệt theo:
1 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong việc gia nhập và thực thi Công ước La HaYe năm 1996 và bài học cho Việt Nam / Lê Xuân Tùng, Nguyễn Đức Tài // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 82 – 91 .- 340

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào những kinh nghiệm trong việc gia nhập và thực thi của Vương quốc Anh qua đó gợi mở một số những kinh nghiệm cho Việt Nam khi nghiên cứu việc gia nhập Công ước La Haye 1996.

2 Công ước về Luật biển năm 1982 và nghề cá ở Đông Nam Á / Nguyễn Hồng Thao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.11 - 18 .- 340

Năm 2022, Công ước về Luật biển(UNCLOS) tròn 40 năm tuổi kể từ ngày ký. Bản " Hiến pháp đại dương" này thiết lập một trật tự pháp lý mới tên biển, trong đó có nghề cá. Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một trong những khu vực phản ánh rõ những mặt tích cực và hạn chế trong thực hiện quản lý nghề cá mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982(UNCLOS) mang lại.

3 Nội luật hóa Công ước La Hay năm 1996 - kinh nghiệm của Liên bang Nga và gợi mở cho Việt Nam / Phan Hoài Nam, Nguyễn Thị Kim Duyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 57-64 .- 340

Việc gia nhập Công ước La Hay năm 1996 là cần thiết đối với việc giải quyết xung đột về thẩm quyền, pháp luật áp dụng cũng như công nhận và cho thi hành các biện pháp bảo vệ trẻ em. Hiện nay, Việt Nam chưa là thành viên của Công ước La Hay năm 1996. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày kinh nghiệm nội luật hóa Công ước La Hay năm 1996 của Liên bang Nga và đưa ra những gợi mở cho Việt Nam khi gia nhập Công ước này.

4 Vấn đề gia nhập công ước Hague năm 2005 về thoả thuận lựa chọn toà án của liên minh Châu Âu – Một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Thomas Hoffmann, Phan Hoài Nam // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 8 (120) .- Tr. 70 – 80 .- 340

Việc gia nhập của Singapore và hành động ký kết Công ước Hague năm 2005 về thoả thuận lựa chọn Toà án của Trung Quốc đã mang lại sự quan tâm đáng kể cho các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Những thách thức trong việc hài hoà giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với nội dung của Công ước là vấn đề cần được xem xét khi cân nhắc việc gia nhập. Việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cho quá trình xác định và giải quyết các xung đột và có sự chuẩn bị tốt cho quá trình gia nhập. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về những thách thức của Việt Nam khi gia nhập Công ước dựa trên nghiên cứu so sánh cũng như phân tích về tư pháp quốc tế hiện hành của Việt Nam.