CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hải Phòng

  • Duyệt theo:
1 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp xanh tại TP. Hải Phòng / Nguyễn Thị Thanh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 190-192 .- 330

Công nghiệp xanh đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, TP. Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực triển khai các giải pháp phát triển công nghiệp xanh. Thành phố luôn khuyến khích các nhà đầu tư tập trung cho việc phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, phát triển khu công nghiệp bền vững và hiệu quả. Nhờ đó, chất lượng môi trường được nâng cao, kinh tế của địa phương có điều kiện tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, phát triển công nghiệp xanh tại TP. Hải Phòng vẫn còn những khó khăn, hạn chế, cần có những giải pháp để đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng xanh hóa, hiện đại, thông minh, bền vững.

2 Hệ thống ngân hàng thành phố Hải Phòng góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương / Nguyễn Thị Dung // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 89-91 .- 332.12

Năm 2023, thành phố Hải Phòng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng còn nhiều thách thức; lạm phát ở mức cao, nhiều nền kinh tế phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; tuy nhiên, thương mại toàn cầu sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp, tài chính - tiền tệ.Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tạo đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh. Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số và thanh tra, giám sát đồng thời đưa ra phương hướng phát triển nhiệm vụ năm 2024.

3 Chuyển đổi số ngành du lịch ở thành phố Hải Phòng / Vũ Thị Thái Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 36-38 .- 910

Tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho rất nhiều thói quen, hành vi của du khách đã thay đổi, điều này buộc ngành du lịch cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng phải ra sức chuyển đổi số (CĐS), tăng cường đầu tư công nghệ để quảng bá tour, tiếp cận khách trên các nền tảng số. Bài viết đề cập đến những thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức trong quá trình CĐS ngành du lịch Hải Phòng, từ đó gợi mở một số giải pháp thúc đẩy CĐS toàn diện ngành du lịch của thành phố.

4 Tiềm năng và một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Hải Phòng / Bùi Nhật Huy // .- 2023 .- Số 12(535) .- Tr. 34-45 .- 330

Bài viết đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Hải Phòng thông qua các ưu điểm và hạn chế. Qua đó bài viết đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và hàm ý chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phi chính thức tại Hải Phòng / Nguyễn Thái Sơn, Phan Thị Nghĩa Bình // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 525 .- Tr. 67 - 75 .- 658

Bài viết tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phi chính thức tại Hải Phòng. Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu đánh giá các đặc điểm của hoạt động kinh doanh phi chính thức đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phi chính thức bao gồm: thời gian kinh doanh, số lượng lao động, địa điểm kinh doanh, quản lý kinh doanh, trình độ lao động, vay vốn kinh doanh và quan hệ xã hội.

6 Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng thử nghiệm cơ sở dữ liệu để điều phục vụ quản lý đất đai ở Hải Phòng / Đỗ Như Hiệp // .- 2019 .- Số 3 (305) .- Tr. 22- 26 .- 363.7

Giới thiệu kết quả của công trình nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng thử nghiệm cơ sở dữ liệu để điều phục vụ quản lý đất đai ở Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm cơ sở lý luận và quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu đê điều trên cơ sở ứng dụng GIS. Đồng thời cũng là cơ sở dữ liệu thống nhất về hệ thống đê điều phục vụ cho công tác quản lý, qui hoạch, phòng chống lũ lụt ở Hải Phòng.