CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trung Quốc
21 Tranh chấp quần đảo Senkaku/ điếu ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ năm 2012 đến nay / Giáp Thị Vịnh, Nguyễn Thị Như Quỳnh // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 61-72 .- 327
Trình bày vai trò của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đối với Nhật Bản và Trung Quốc. Nghiên cứu về lịch sử tranh chấp giai đoạn trước năm 2012. Phân tích thực trạng tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ năm 2012 đến nay. Nêu những tác động của căng thẳng Senkaku/Điếu Ngư tới khu vực và triển vọng trong thời gian tới.
22 Cuộc gặp trực tiếp thượng đỉnh Trung – Mỹ tại San Francisco (15/11/2023) / Nguyễn Huy Quý // .- 2023 .- Số 12 (268) - Tháng 12 .- .- 327
Trình bày một số vấn đề về cuộc gặp trực tiếp thượng đỉnh Trung – Mỹ tại San Francisco (15/11/2023. Tại cuộc gặp gỡ này đã thể hiện sự điều chỉnh có ý nghĩa tích cực theo hướng hòa hoãn quan hệ Trung – Mỹ trong giai đoạn trước mắt, nhưng không tạo ra bước đột phá có tính chất cơ bản trong quá trình cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ về lâu dài.
23 Điều kiện hình thành và nội dung Lã thị hương ước tại Trung Quốc / Đỗ Văn Nam, Đằng Thành Đạt // .- 2023 .- Số 12 (268) - Tháng 12 .- Tr. 61-71 .- 327
Giới thiệu về Lam Điền Lã thị hương ước, cơ sở hình thành hương ước tại Trung Quốc và các tư tưởng chính trị trong bản hương ước đầu tiên này của Trung Quốc.
24 Đền bù kinh tế khi ly hôn theo pháp luật dân sự trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phúc Thiện // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 26-35 .- 340
Bài viết này cung cấp các nội dung trọng yếu liên quan đến quy định về đền bù kinh tế khi ly hôn trong Bộ luật dân sự Trung Quốc năm 2020, bao gồm: (i) nội dung và cơ sở pháp lý của quy định; (ii) thực tiễn tư pháp và (iii) góp ý hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam.
25 Trung Quốc với việc xây dựng hoàn thiện chế độ kiểm tra giám sát trong bối cảnh mới / Trịnh Quốc Hùng // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 3-14 .- 320
Phân tích đánh giá những điểm mới về lý luận và thực tiễn của chế dộ kiểm tra giám sát của Trung Quốc trong bối cảnh mới, tức là từ sau Đại hội XVIII chính thức xác lập tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới làm tư tưởng chỉ đạo xây dựng Trung Quốc đến giữa thế kỷ XXI trở thành quốc gia XHCN hiện đại giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
26 Một số thành tựu và hạn chế trong cải cách tổ chức bộ máy của Trung Quốc / Nguyễn Thị Phương // .- 2023 .- Số 10 (266) - Tháng 10 .- Tr. 3-10 .- 320
Phân tích bối cảnh thực hiện cải cách tổ chức bộ máy ở Trung Quốc. Khái quát về tám lần cải cách tổ chức bộ máy của Trung Quốc. Trình bày một số thành tựu trong cải cách tổ chức bộ máy của Trung Quốc. Đưa ra một số hạn chế trong công tác cải cách tổ chức bộ máy ở Trung Quốc hiện nay.
27 Kinh nghiệm chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0 / Trần Thế Tuân, Trần Thị Thúy // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 15-23 .- 327
Trên cơ sở kinh nghiệm chuyển đổi số tại các doanh nghiệp SMEs Trung Quốc, nhóm tác giả đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao chuyển đổi số tại các doanh nghiệp SMEs Việt Nam.
28 “Ngoại giao bẫy nợ” và sự phát triển quyền lực của Trung Quốc tại Đông Nam Á / Hà Hoàng Giang, Lê Thị Ngọc Hân // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 24-37 .- 327
Khái niệm “Ngoại giao bẫy nợ”. Phân tích mối liên kết giữa “ngoại giao bẫy nợ” và sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI). Đánh giá tác động của chiến lược “Ngoại giao bẫy nợ” tới sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc tại Đông Nam Á.
29 Tác động của liên minh AUKUS đối với Trung Quốc / Nguyễn Ngọc Nghiệp // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 61-63 .- 658
Sự xuất hiện của AUKUS được các nhà nghiên cứu đánh giá là sự thể hiện mạnh mẽ của Mỹ nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Có thể nói rằng mục tiêu thực chất mà liên minh AUKUS hướng đến là kiềm chế các hành động và hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. Điều đó đã tác động đến Trung Quốc, gây ra phản ứng mạnh mẽ của nước này và kéo theo một số hệ quả nhất định. Bài viết này đề cập đến những tác động của AUKUS đối với Trung Quốc.
30 Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Bích Ngọc, Đào Thúy Hằng, Trần Việt Liên // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 47-54 .- 327
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Bài viết sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong giai đoạn 12 năm từ năm 2010 - 2021. Bài viết này là kết quả đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng”, ĐTNH.007/22 do ThS. Đào Thúy Hằng là chủ nhiệm; Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ trì.