CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hiệp định Paris
1 Hiệp định Paris năm 1973: Đỉnh cao của trường phái “ngoại giao cây tre” Việt Nam / Nguyễn Quang Bình // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 3(124) .- Tr. 57-62 .- 327
Bài viết tập trung làm rõ giá trị, ý nghĩa, bài học của Hiệp định Paris. Có thể đây là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao, minh chứng cho một trường phái đối ngoại rất đặc sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam – “ngoại giao cây tre”. Trên cơ sở khái quát thực trạng đất nước và công tác đối ngoại sau hơn 35 năm đổi mới, tác giả đề xuất một số giải pháp chính nhằm phát huy sức mạnh “ngoại giao cây tre” đã được thể hiện trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
2 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm / GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2023 .- Số 4(131) .- 1859-0608 .- 327
Trình bày về hiệp định Paris thắng lợi đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam trong năm 30 năm chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Nêu tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris đối với tiến trình cách mạng Việt Nam và thế giới. Phân tích những giá trị to lớn và những bài học kinh nghiệm quý báu của Hiệp định Paris trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển, xây dựng Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
3 Vấn đề thời cơ trong đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1968-1973) / Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2023 .- Số 4(131) .- Tr. 33-49 .- 327
Bài viết nghiên cứu và chứng minh rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vận dụng tốt nghệ thuật dự báo thời cơ và nắm bắt thời cơ nhằm tạo ra cơ hội đàm phán thực chất để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
4 Mặt trận ngoại giao quân sự thi hành hiệp định Paris: Góc nhìn của các nhân chứng lịch sử / // Nghiên cứu Quốc tế .- 2023 .- Số 4(131) .- Tr. 153-184 .- 327
Bài viết nêu lên một số nét độc đáo của mặt trận ngoại giao quân sự thi hành Hiệp định Paris để đọc giả hiểu sâu sắc hơn về những đóng góp thiết thực của hai Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam vào Chiến dịch Hồ Chí Minh nói riêng và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung.
5 Hiệp định Paris năm 1973 – đỉnh cao của trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” / Nguyễn Quang Bình // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 2 (275) .- Tr. 54-61 .- 327
Khái quát thực trạng đất nước và công tác đối ngoại sau 35 năm Đổi mới, tác giả đề xuất một số giải pháp chính nhằm phát huy sức mạnh ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong Hiệp định Paris vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
6 Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại - Bài học trong kí kết Hiệp định Paris và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay / Nguyễn Thị Hoa Phượng // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 28-32 .- 327
Hiệp định Paris năm 1973 do 4 bên: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa kí tại Paris ngày 27/1. Đây là kết quả của cuộc đàm phán kéo dài 4 năm, 8 thánh, 14 ngày, với hơn 200 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, là thắng lợi quan trọng về nhiều mặt của nhân dân Việt Nam. Hiệp định Paris được kí kết là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao; đồng thời, là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên, buộc Mỹ phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và thống nhất của Việt Nam. Thành công của Hiệp định Paris để lại những bài học kinh nghiệm. Trong đó, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại không chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn lịch sử đó, mà còn là bài học lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
7 Bản chất chính trị trong quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu của tổng thống Donald Trump / Lê Quang Mạnh, Nguyễn Đức Mạnh // Châu Mỹ ngày nay .- 2019 .- Số 1 (250) .- Tr.34 – 40 .- 327
Mặc dù quyết định rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã được nhiều người dự đoán, bởi đây là một trong những nội dung quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của ông Donald Trump, nhưng khi được công bố nó đã gây bất ngờ cho các quốc gia trên thế giới. Quyết định này không chỉ thuần túy là một vấn đề chống biến đổi khí hậu, mà nó còn mang đậm tính chính trị, tính giai cấp, nó xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi của tầng lớp tư bản công nghiệp, khống chế tầm ảnh hưởng của tầng lớp tư bản tài chính.