CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chế Lan Viên

  • Duyệt theo:
1 Những suy tưởng triết học trong thơ Chế Lan Viên / Ngô Bích Thu // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 7(605) .- Tr. 98-106 .- 800.01

Qua khảo sát một cách hệ thống một số tập thơ của Chế Lan Viên, bài viết đi sâu làm nổi bật phong cách thơ Chế Lan Viên cũng như sự vận động của tư duy sáng tạo, tư duy triết học trong thơ ông. Qua đó làm rõ, Chế Lan Viên là một nhà thơ có tư tưởng đầy mâu thuẫn và phúc tạp, người không biết mệt mỏi trong cuộc hành trình “đi tìm mặt” của chính mình. Ngoài ra, bằng phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại, bài viết cũng chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của phong cách thơ Chế Lan Viên với các tác giả cùng thời và khác thời ông. Đồng thời bài viết khám phá một Chế Lan Viên có nghệ thuật viết độc đáo, thống nhất trong đa dạng, một “gương mặt thơ” điểm hình của nền thơ hiện đại Việt Nam.

2 Chế Lan Viên – nhà thơ song hành cùng thời đại / Lưu Khánh Thơ // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 10(584) .- Tr. 27-31 .- 800.01

Khái quát hành trình sáng tạo thơ Chế Lan Viên qua các thời kỳ, đi sâu bàn về tập thơ quan trọng – Ánh sáng và phù sa – đỉnh cao trong sự nghiệp của Chế Lan Viên – một gương mặt tài năng, độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại.

3 Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên / Hồ Thế Hà // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 10(584) .- Tr. 32-44 .- 800.01

Phân tích và chỉ ra những kinh nghiệm nền tảng tạo thành tính triết lý và cách tạo triết lý cho thơ Chế Lan Viên. Từ đó chỉ ra những nhân tố chủ yếu của quá trình sáng tạo và tư duy nghệ thuật thơ. Cuối cùng, chứng minh Chế Lan Viên là nhà thơ trí tuệ đỉnh cao của dân tộc thời hiện đại.

4 Sự đổi mới quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên qua Di cảo thơ / Nguyễn Quốc Khánh // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 03 (565) .- Tr. 67 - 75 .- 895.922 132

Chế Lan Viên là một cây đại thụ của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông đã dành rất nhiều tâm huyết và trí tuệ cho mảng “thơ viết về thơ” với suy ngẫm uyên bác, sắc sảo. Với 3 tập di cảo thơ, người đọc nhận ra sự đổi thay của hiện thực xã hội và khiến thơ tiến gần hơn, sát hơn với nhu cầu đổi mới của người đọc.