CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Khiếu nại
1 Giao quyền trong giải quyết khiếu nại theo pháp luật hiện hành / Bùi Thị Đào // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 13 (437) .- Tr. 15-20 .- 340
Trong giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một số thẩm quyền được pháp luật quy định giao cho mình. Điều này là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khiếu nại. Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về một số quyền mà người giải quyết khiếu nại có thể giao cho người khác thực hiện, đồng thời quy định những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao quyền. Tuy nhiên, một số quy định trong các văn bản này vẫn còn bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.
2 Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức / Phan Lê Hoàng Toàn // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 18 – 26 .- 340
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là vấn đề liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở lĩnh vực nào, khiếu nại và giải quyết khiếu nại cũng đều quan trọng và cần phải được thực hiện một cách đúng đắn, nghiêm minh. Bài viết phân tích các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện.
3 Cơ chế pháp lí nhằm bảo đảm thực thi quyền khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở Việt Nam / Phan Trung Hiền // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 06 (118) .- Tr. 3 – 11 .- 340
Giải quyết khiếu kiện hành chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính dựa trên các quy định của pháp luật chuyên ngành, để từ đó quyết định chấp nhận hay bác yêu cầu khiếu nại, khiếu kiện, khôi phục quyền của các chủ thể chịu tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Với ý nghĩa đó, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính nhằm đảm bảo cho quyền khiếu nại, khiếu kiện được thực thi trên thực tế, góp phần xây dựng xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”