CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hoán dụ
1 Định danh bằng hoán dụ trong các địa danh lịch sử - văn hóa ở khu vực miền núi Thanh Hóa / Vũ Thị Thắng // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 158-163 .- 400
Nghiên cứu các biểu hiện và đặc điểm các phương thức hoán dụ từ vựng trong địa danh lịch sử - văn hóa ở khu vực miền núi Thanh Hóa. Hoán dụ là cách định danh phổ biến trong địa danh. Định danh là đặt tên hay gọi tên sự vật, hiện tượng, hoạt động, quá trình,.. (sau đây gọi là sự vật).
2 Hoán dụ tri nhận : vài cứ liệu về hoán dụ tri nhận trong tác phẩm ngục trung nhật ký / Phạm Ngọc Tuấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 3(323) .- Tr. 91-100 .- 400
Tìm hiểu và phân tích những bình diện của trải nghiệm và tri nhận từ các miền dựa trên cứ liệu về hoán dụ tri nhận qua một số trích đoạn thơ trong tác phẩm “ngục trung nhật ký” nhằm khắc họa và nhận diện rõ them những giá trị chân lí cao trong hệ thống từ tưởng Hồ Chí Minh.
3 Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận / Trần Thế Phi // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 166-175 .- 400
Phân tích và đối sánh 77 thành ngữ tiếng Việt và 91 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui, dựa trên nguyên lý hoán dụ phổ quát: Hiệu ứng sinh lý của cảm xúc đại diện cho cảm xúc với ba miền nguồn cụ thể là phản ứng sinh lý, phản ứng hành vi, phản ứng biểu lộ nét mặt.
4 Hoán dụ tri nhận (trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong Văn học trung đại Việt Nam) / Nguyễn Thị Vân Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 25-30 .- 400
Phân tích, xác lập các miền nguồn được chuyển di để chỉ miền đích là nam giới. Theo đó, bài báo khái quát: tám miền nguồn theo cơ chế hoán dụ; Điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn; đặc điểm tri nhận hoán dụ của miền nguồn; nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn.
5 Đặc trưng văn hoá dân tộc qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của tên gọi trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh / Bùi Thị Oanh // .- 2018 .- Số 12 (280) .- Tr. 82 - 89 .- 400
Bài viết chỉ ra đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện qua các phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của tên gọi trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. Quá trình so sánh và đối chiếu những cơ chế nổi bật nhất của hai phương thức này cho thấy các dân tộc khác nhau sẽ có những tư duy liên tưởng không giống nhau. Sự liên tưởng trong quá trình chuyển nghĩa bị quy định bởi các điều kiện địa lý, lịch sử, văn hoá và tâm lí cụ thể của mỗi dân tộc. Điều đó khiến cho các phương thức chuyển nghĩa có những cơ chế chuyển nghĩa riêng rất đa dạng, mang tính phổ biến và tính đặc thù dân tộc.