CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quốc hội

  • Duyệt theo:
1 Kiểm soát xã hội đối với thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay / Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Quang Đức // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 3-15 .- 340

Kiểm soát quyền lập pháp là một trong những yêu cầu đặt ra khi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, góp phần đảm bảo Quốc hội ban hành các đạo luật hợp hiến hợp lí. Bài viết chỉ ra kiểm soát quyền lập pháp của Quốc hội được thực hiện thông qua hoạt động của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và phương tiện truyền thông đại chúng. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích thực trạng quy định pháp luật, thực tiễn thi hành và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của kiểm soát xã hội đối với thực hiện quyền lập pháp Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.

2 Nâng cao chất lượng hoạt động, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội / Lê Bộ Lĩnh, Dương Thuỳ Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 01 (425) .- Tr. 3 – 13 .- 340

Bài viết phân tích thực trạng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội Khóa XIII và XIV; chỉ ra những hạn chế, bất cập; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội.

3 Xây dựng Quốc hội điện tử - Kinh nghiệm ở một số nước và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Ban // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 44 – 54 .- 340

Xây dựng Quốc hội điện tử là yêu cầu tất yếu của Quốc hội ở các nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Việc xây dựng và vận hành Quốc hội điện tử trên phạm vi toàn cầu đã cho thấy có những bài học rất thành công, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào các quyết định của Quốc hội. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp việc xây dựng Quốc hội điện tử gặp nhiều khó khăn, thách thức từ việc thiếu tầm nhìn chiến lược đến sự hạn chế nguồn lực và cách thức triển khai. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích kinh nghiệm xây dựng Quốc hội điện tử ở một số nước trên thế giới và đề xuất một số gợi mở cho việc xây dựng Quốc hội điện tử ở Việt Nam.

4 Hoàn thiện pháp luật về quan hệ kiểm soát quyền lực nhà nước giữa quốc hội và chính phủ / Lê Minh Thông // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 3-12 .- 340

Hiện nay ở nước ta kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ nói riêng đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trên tinh thần của cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, nhiều chủ trương giải pháp về kiểm soát quyền lực đang được triển khai và đạt được kết quả tích cực. Bên cạnh đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục kịp thời.

5 Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong một Quốc hội chuyên nghiệp / Mai Thị Mai // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 3 – 16 .- 410

Bài viết tìm hiểu và lí giải sự ra đời của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng như lí do khiến trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam tồn tại loại hình cơ quan đặc thù với nhiều quyền hạn, vừa mang tính chất là cơ quan giúp việc của Quốc hội, vừa mang tính chất là một cơ quan độc lập. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra kiến nghị xem xét lại việc tồn tại của Uy ban thường vụ Quốc hội hiện nay khi Quốc hội Việt Nam từng bước trở thành một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp.