CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch bền vững

  • Duyệt theo:
11 Phát triển du lịch bền vững tại Hội An – điểm đến di sản văn hóa thế giới: Thái độ của người dân địa phương / Hoàng Thị Diệu Thúy // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 73-82 .- 910

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu và cũng là yêu cầu UNESCO đặt ra cho các di sản thế giới. Thông qua trường hợp của Hội An, nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân địa phương đối với việc phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến Di sản văn hóa thế giới. Sử dụng phương trình cấu trúc tuyến tính phân tích 300 mẫu khảo sát, kết quả thu được cho thấy rằng người dân càng nhận thức rõ ràng về lợi ích của du lịch bền vững và càng gắn bó với nơi ở thì họ càng ủng hộ việc phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản lý để tăng cường sự ủng hộ của người dân như nâng cao nhận thức về giá trị di sản, và tập huấn kiến thức về du lịch văn hóa bền vững.

12 Vai trò các bên liên quan trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La / Lã Thị Bích Quang // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 92-100 .- 910

Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Phát triển du lịch bền vững là định hướng mà ngành du lịch thế giới hướng tới trong những thập kỉ gần đây. Để phát triển du lịch bền vững cần phải xây dựng chiến lược và quy hoạch trên tiêu chí đảm bảo được lợi ích của các bên liên quan. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa thực sự được chú trọng, do vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong quá trình quy hoạch phát triển du lịch bền vững. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Bài viết áp dụng lý thuyết các bên liên quan, đánh giá mức độ tham gia của các bên liên quan và từ đó chỉ ra vai trò của các bên liên quan trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Tà Xùa, đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của chính quyền và cộng đồng địa phương trong việc quyết định sự phát triển du lịch tại một địa phương.

13 Đặc điểm của định danh du lịch tự nhiên vùng Nam Bộ / Nguyễn Đăng Khánh // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 43-57 .- 495.17 071

Mô tả và phác họa những đặc điểm chính của địa danh du lịch tự nhiên ở vùng đất Nam Bộ, từ góc nhìn đa chiều về ngôn ngữ, văn hóa và du lịch.

14 Xu hướng thế giới và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Bình // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 42 – 43 .- 910

Dự thảo Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định một trong những xu thế chủ đạo của du lịch thế giới trong những thập niên tới là “phát triển du lịch có trách nhiệm, phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành Du lịch để đảm bảo thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững”

15 Môi trường du lịch Khánh Hòa: Một số vấn đề lý luận và tiếp cận nghiên cứu / Phạm Trung Lương // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 12 - 13 .- 910

Nêu lên những hướng tiếp cận nghiên cứu môi trường du lịch tỉnh Khánh Hòa. Với cách tiếp cận đó, tính hệ thống và tổng hợp của nghiên cứu sẽ được đảm bảo; nội dung và các bước thực hiện rõ ràng theo một trình tự logic. Đây là yếu tố quan trọng cho việc thực hiện có kết quả mục tiêu đặt ra đối với nhiệm vụ nghiên cứu hiện trạng môi trường du lịch cho phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Khánh Hòa.