CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Duyệt theo:
1 Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay / Nguyễn Thị Ngọc Mai // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 52-58 .- 320

Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên. Phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam. Qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay.

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” nhà giáo và vận dụng trong chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo ở nước ta hiện nay / Nguyễn Quang Bình, Nguyễn Khắc Duy, Dương Văn Tùng, Nguyễn Đình Nhàn // .- 2024 .- Số 01 (62) - Tháng 02 .- Tr. 70-75 .- 335.4

Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của nhà giáo. “Chuẩn” của người thầy chân chính - theo Hồ Chí Minh - không chỉ về phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài mà còn cần đặt lý tưởng sư phạm, khát vọng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân lên trên hết, trước hết.

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát huy nguồn lực tôn giáo / Bùi Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 81 - 83 .- 335.43460711

Tôn giáo vừa là hình thái ý thức xã hội vừa là thể lực xã hội. Ở một góc độ nhất định, tôn giáo được xem là nguồn lực xã hội, khi nó đó có định hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Việc phát huy nguồn lực tôn giáo chính là phát huy tất cả tiềm năng, tiềm lực vốn có của bản thân tôn giáo cũng như những tiềm lực mà tôn giáo thu hút được từ phía xã hội và những giá trị mà tôn giáo tạo ra trong mối quan hệ với các lĩnh vực của đời sống xã hội.

4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức với việc xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Hồng Hoa // Dạy và học ngày nay .- 2021 .- Kì 1 tháng 12 .- Tr. 5-7 .- 335.4346

Trình bày một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ trí thức. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức và khuyến khích đội ngũ tự giác, tích cực, học tập và rèn luyện. Từ đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức vào quá trình xây dựng phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay.

5 Tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo từ năm 1945 đến nay / Lê Văn Lợi // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 7(104) .- Tr. 73-80 .- 320

Giới thiệu những điểm tương đồng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với phật giáo. Tiếp thu và vận dụng di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách đối với tôn giáo trong đó có phật giáo để vừa đảm bảo quyền tự do tôn giáo vừa thực hiện đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc tạo ra sức mạnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

6 Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất hướng thiện, nhân bản của tôn giáo và việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay / Hồ Văn Đức // .- 2021 .- Số 48 .- Tr. 21-28 .- 335.4346

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ xã hội. Vì vậy trong công cuộc xây dựng xã hội mới, việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo có ý nghĩa thiết thực đối với việc đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, bảo tồn các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống, ngăn ngừa sự suy thoái về đạo đức lối sống do những tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Qua bài viết tác giả góp phần giúp bạn đọc nhận thức rõ quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp cua tôn giáo.

7 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh / Đặng Thị Minh Phương, Lê Thanh Hòa // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Tr. 3-13 .- Số 48 .- 335.4346

Năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, cuốn sách do nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 1948. Nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, rèn luyện cán bộ, Đảng viên về đạo đức cách mạng và phong cách công tác. Trong bài viết tác giả tập trung phân tích một số nội dung cơ bản của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tác phẩm của Đảng Cộng Sản Việt Nam để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

8 Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay / Huỳnh Thị Bích Vân // .- 2021 .- Kì 1 tháng 10 .- Tr. 7-8. .- 335.4346

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống qan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cách mạng Việt Nam. Bài báo nếu rõ thực trạng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học nước ta và đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy tư tưởng hồ chí minh trong bối cảnh hiện nay.

9 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng kinh tế nhiều thành phần: giá trị lý luận và thực tiễn / Nguyễn Thị Thanh Xuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.54 - 56 .- 330

Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là một nội dung rất quan trọng của di sản tinh thần đó và quan điểm về xây dựng nền kinh tế nhièu thành phần có ý nghĩa rất lớn. Về mặt chính trị xã hội đó là sự củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Phát triển lực lượng sản xuất, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Suy cho cùng là để cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Xét về quan hệ gia cấp, phát huy kinh tế nhiều thành phần là nhằm tạo ra việc công tư đều lợi, chủ thợ đều lợi. Đó chính là sự thống nhất về lợi ích, điều chỉnh về lợi ích ... là cơ sở để xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết.

10 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Tuyết Mai // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 24 (424) .- Tr. 8 – 15 .- 340

Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý xã hội đáp ứng mục tiêu bảo vệ và phát triển đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là đòi hỏi cấp bách. Sự quan tâm sâu sắc của Hồ Chí Minh, cả trên phương diện lý luận lẫn tổ chức thực tiễn, để lại những chỉ dẫn rất giá trị, có tính chất nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam, soi đường thắng lợi cho xây dựng pháp luật ở Việt Nam.