CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Vi mô

  • Duyệt theo:
1 Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính / Nguyễn Thị Thanh Bình // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 37-43 .- 332

Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, hoạt động TCVM đã được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần không nhỏ vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, nhất là công nghệ tài chính (Fintech), lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói chung và TCVM đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển TCVM, thì xu hướng phát triển của Fintech cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển TCVM tại Việt Nam. Bài viết nêu thực trạng hoạt động TCVM gắn với Fintech tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động TCVM khi gắn với công nghệ số.

2 Trường phái kinh tế pháp luật / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 46-49 .- 340

Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của kinh tế học pháp luật nhằm góp phần du nhập ngành khoa học này vào Việt Nam. Kinh tế học pháp luật là ngành khoa học có nhiều ưu điểm và sáng tạo, bởi đây là ngành khoa học được hình thành từ sự kết hợp giữa các yếu tố của ngành kinh tế học và luật học. Sự xuất hiện của ngành kinh tế học pháp luật xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Do sự thay đổi, phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, nên nếu chỉ vận dụng tư duy, kiến thức của kinh tế hay pháp luật thì việc xem xét, đánh giá, phân tích, dự báo sẽ không thể bao quát sâu rộng, đầy đủ và toàn diện mọi vấn đề. Mặc khác, khoa học luôn có sự đổi mới và sáng tạo không ngừng nên cần có sự kết hợp giữa tri thức của nhiều ngành khi nghiên cứu, xem xét, đánh giá, phân tích về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.