CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Thương mại--Quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong khuôn khổ hiệp định tự do thương mại – Đầu tư Việt Nam – EU – Một số vấn đề cần lưu ý / Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 95 – 107 .- 340

Vào cuối năm 2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do – đầu tư giữa hai vũng lãnh thổ. Bên cạnh nhiều nhượng bộ thương mại đáng khích lệ được ghi nhận trong Hiệp định Thương mại tự do ( EVFTA), hai bên cũng đồng ý về nội dung Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) trong đó đáng chú ý là các quy định về hệ thống toà án đầu tư (ITS hay ICS). Bài viết phân tích một số đặc điểm đặc trưng của hệ thống ITS và thảo luận một số khó khăn từ góc độ Việt Nam.

2 Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 18-31 .- 341.752

Trong quá trình hợp tác tác quốc tế, hệ thống các quy phạm điều chỉnh loại hình tranh chấp đầu tư quốc tế đã luôn được thay đổi theo hướng giới hạn hoặc mở rộng nghĩa vụ của nước tiếp nhận đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu của các thành viên trong hiệp định. Hay theo hướng giới hạn giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán trong nước ở nước tiếp nhận đầu tư, hoặc trao quyền cho nhà đầu tư được khởi kiện ra trọng tài quốc tế. Riêng đối với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) giữ vị trí chủ đạo, được thiết kế theo mô hình truyền thống mô hình hiện đại.

3 Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành / Lê Thị Bích Thuỷ // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 81 – 92 .- 340

Bài viết phân tích quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu trên cơ sở so sánh quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 với các điều ước quốc tế bổ biến liên quan, từ đó đưa ra đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về việc giới hạn quyền lựa chọn hệ thống pháp luật của các bên trong hợp đồng cũng như xác định hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất một cách hợp lý.

4 Thuận lợi hóa thương mại hàng hóa trong ASEAN hiện nay / Lê Minh Tiến // Luật học .- 2016 .- Số 6 .- Tr. 60 – 66 .- 346.597

Phân tích nguyên tắc, nội dung pháp lý cơ bản và đánh giá kết quả thực tế đã đạt được trên các phương diện cơ bản của thuận lợi hóa thương mại hàng hóa trong ASEAN kể từ năm 2009 đến nay.