CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quyền sở hữu
1 Pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài : một số vấn đề cần hoàn thiện / Bùi Thị Thanh Loan // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 41- 45 .- 340
Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nội dung này đã được khẳng định trong các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, quyền hữu nhà ở của đối tượng này đã được cụ thể hóa trong Luật Nhà ở 2014 và một số văn bản khác. Tuy nhiên, thực dụng những chính sách này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ một số trấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước , đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
2 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở / Bành Quốc Tuấn, Nguyễn Hoàng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 10(482) .- Tr. 34-40 .- 340
Điều 238 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao đối với tài sản được chuyển giao. Lúc này, người được chuyển giao tài sản sẽ thừa hưởng toàn bộ quyền sở hữu đối với tài sản và đồng thời, chịu các trách nhiệm và rủi ro gắn liền với tài sản ấy theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng đối tượng tài sản mà pháp luật lại có những quy định riêng về thời điểm chuyển quyền sở hữu. Trong bài viết này, các tác giả phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, chỉ ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
3 Hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo 1 / Bùi Thị Hòe, Nguyễn Thị Long // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 12-22 .- 340
Trong bài viết này, các tác giả khái quát chung về quyền sở hữu đối với tài sản ảo và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản ảo. Qua đó, các tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo tại Việt Nam, với hi vọng những quy định về tài sản ảo trong tương lai sẽ được thực thi hiệu quả, phòng ngừa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
4 Học thuyết tương xứng trong hạn chế quyền sở - Vận dụng vào việc giải quyết vấn đề đền bù khi thu hồi đất / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 17 -25 .- 910
Học thuyết tương xứng (doctrine of proprotionality) được đề xướng từ thế kỷ XIX trên cơ sở kế thừa và phát triển các học thuyết về công lý số học và công lý hình học của các triết gia cổ đại; Học thuyết được xây dựng trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề làm thế nào giải quyết xung đột giữa các lợi ích trái ngược được các chủ thể khác nhau theo đuổi trong khuôn khổ thực hiện các quyền chủ thể, đặc biệt là quyền sở hữu. Liên quan đến việc thu hồi đất trong pháp luật Việt Nam, học thuyết được thể hiện thành nguyên tắc công bằng, thoả đáng trong đền bù cho người bị thiệt hại do thu hồi đất đã được khẳng định từ lâu. Trong khuôn khổ sửa đổi Luật Đất đai, cần rà soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các quy định cụ thể hoá nguyên tắc này trong Luật hiện hành, từ đó suy nghĩ về việc hoàn thiện hệ thống quy định liên quan trong khuôn khổ sửa đổi Luật Đất đai.
5 Quy định "Bảo lưu quyền sở hữu" theo Bộ Luật dân sự năm 2015 / Nguyễn Nam Trung // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 56 .- Tr. 30-38 .- 340
“Bảo lưu quyền sở hữu” được quy định tại Điều 331, 332, 333, và 334 của BLDS 2015 đang gây ra nhiều tranh cãi về mặt khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng, khi chưa đảm bảo sự thống nhất với các quy định khác của BLDS 2015, và có nhiều quy định khó có khả năng thực thi trên thực tế, khiến cho điều khoản “Bảo lưu quyền sở hữu” ít được các bên đưa vào trong hợp đồng mua bán của mình. Bài viết này đi sâu vào việc phân tích, bình luận và đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của BLDS 2015 về “Bảo lưu quyền sở hữu”.
6 Pháp luật Cộng Hòa Pháp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ liên quan đến động sản : quyền cầm giữ; bảo lưu quyền sở hữu và giá trị tham thảo cho Việt Nam / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.49-58 .- 346.597048
Trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối vật có đối tượng là động sản, có hai biện pháp đáng chú ý, đó là quyền cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Thực tiễn ghi nhận việc thực hiện các biện pháp này khá phổ biến, nhất là liên quan đến các tài sản như ô tô, xe máy, nhưng pháp luật hiện hành chưa qui định chặt chẽ và khó áp dụng. Việc tìm hiểu kỹ nội dung của các chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này trong pháp luật của Cộng hòa Pháp sẽ giúp ích cho việc hoàn thiện các chế định tương ứng trong pháp luật Việt Nam.
7 Pháp luật với vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền sở hữu / Nguyễn Văn Phương // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.63-78 .- 344.597 046
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền sở hữu, đánh giá thực trạng pháp luật trong việc giải quyết mối quan hệ này, đề xuất quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền sở hữu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành.
8 NFT dưới góc nhìn luật bản quyền / Nguyễn Ngọc Phương Hồng, Lưu Minh Sang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 15-19 .- 340
Phân tích những tranh luận xung quanh vấn đề bản quyền liên quan đến NFT là cần thiết cho đến việc định hình cơ chế điều chỉnh pháp lý về bản quyền đối với NFT trong tương lai. NFT tạm dịch là token không thể thay thế, là một loại tài sản mật mã có nguồn gốc từ các hợp đồng thông minh trên nền tảng chuỗi khối. NFT là một dạng chuỗi số mã hóa mang tính duy nhất, không thể thay thế, chứa thông tin nhận dạng và xác minh tài sản được lưu giữ trên hệ thống chuỗi khối, vì vậy NFT có thể dùng để lưu trữ, xác định sự tồn tại và quyền sở hữu của các vật phẩm, sản phẩm, tài sản và giao dịch trên thế giới. Nhìn chung, vẫn còn nhiều câu hỏi mở liên quan đến NFT và bản quyền, đặc biệt là khi thị trường mua bán NFT càng ngày càng nhộn nhịp với các giá trị giao dịch cao hơn những gì công chúng có thể dự đoán. Tuy nhiên, sẽ cần thêm nhiều thời gian và nghiên cứu để chỉ ra được mối quan hệ giữa NFT và lý thuyết bản quyền, đồng thời dự báo các vấn đề pháp lý và vi phạm bản quyền có thể xảy ra.
9 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu / Phạm Văn Tuyết // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 29 - 40 .- 340
Bài viết đưa đến nhận thức chung về bảo lưu quyền sở hữu, biện pháp bảo lưu để xác định các vấn đề liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là quyền mặc định với bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là một biện pháp bảo đảm. Qua đó, nhằm xác định rõ khái niệm về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, hiệu lực đối kháng, đối tượng dung để bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.
10 Bảo đảm nghĩa vụ bằng chuyển nhượng quyền sở hữu tại Nhật Bản và những gợi mở cho pháp luật Việt Nam / Liên Đăng Phước Hải, Trần Thị Thanh Thương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 10(248) .- Tr. 61-68 .- 340
Trong bối cảnh Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn về biện pháp bảo đảm trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã có những gợi mở về khả năng công nhận các biện pháp bảo đảm mới theo thỏa thuận của các bên, bài viết phân tích biện pháp bảo đảm bằng chuyển nhượng quyền sở hữu tại Nhật Bản, cũng như khả năng để công nhận và áp dụng theo Pháp luật Việt Nam.