CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Môi trường--Biển
1 Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon / Nguyễn Sỹ Linh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Vũ Hoàng Thùy Dương, Lê Nam // .- 2024 .- Số 11 .- Tr. 75-82 .- 363
Bài viết cung cấp cách nhìn tổng quan về cơ chế, khả năng hấp thụ và lưu giữ các-bon của hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước, đồng thời phân tích một số cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái nói chung, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon nói riêng, phân tích một số ví dụ điển hình trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc thiết lập cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ các-bon của hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước.
2 Định hướng sử dụng mô hình quản lý biển theo vùng ở Việt Nam / Hoàng Trưởng, Dư Văn Toán, Bùi Thị Thủy, Dư Thị Việt Nga // .- 2024 .- Số 12 .- Tr. 22-29 .- 363
Nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý biển theo vùng; xem xét các ưu điểm và hạn chế của mô hình quản lý biển đang triển khai ở Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp nhằm tăng cường khả năng áp dụng các mô hình quản lý biển theo vùng phù hợp. Kết quả nghiên cứu trong bài báo là tiền đề để các cơ quan chức năng xem xét, lựa chọn giải pháp quản lý biển theo vùng phù hợp vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
3 Thách thức điện gió ngoài khơi Việt Nam và đề xuất giải pháp phát triển bền vững / Dư Văn Toán // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 60-63 .- 363
Bài viết đề cập đến một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thúc đẩy điện gió ngoài khơi (Luật, Chiến lược quốc gia về điện gió ngoài khơi và các văn bản chính sách liên quan...), qua đó, đề xuất giải pháp phát triển bền vững điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
4 Đánh giá việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 - 9 trong giám sát tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển : nghiên cứu ở vùng biển Đà Nẵng / Lại Đức Ngân, Trịnh Thị Thủy, Lương Tuấn Nghĩa // .- 2024 .- Kỳ II .- Tr. 62-67 .- 363
Nghiên cứu đã chỉ ra, có thể sử dụng ảnh vệ tinh landsat 8 - 9 trong giám sát tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển ở vùng biển Đà Nẵng; Xác định được hàm tương quan giữa TSS thực đo và chỉ số vật chất lơ lửng là phương trình đa thức bậc 2 (y = 23.32x2 + 17.94x + 4.1162) với biến là chỉ số vật chất lơ lửng.
5 Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam / Nguyễn Lê Tuấn, Phạm Minh Dương, Nguyễn Hải Anh, Phạm Thị Thủy // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 71-74 .- 363
Qua quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2045”, nhóm tác giả đã thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, kinh nghiệm, các chiến lược và xu hướng xây dựng chương trình giám sát môi trường biển của các quốc gia, tổ chức quốc tế, qua đó, đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam.
6 Quy hoạch không gian biển : công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý nhà nước về biển / Nguyễn Thị Vân An // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 62-64 .- 363
Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm. Đặc biêt, quy hoạch vùng bờ và Quy hoạch không gian biển quốc gia mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam.
7 Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam / Nguyễn Lê Tuấn, Phạm Minh Dương, Nguyễn Hải Anh, Phạm Thị Thủy // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 65-68 .- 363
Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, kinh nghiệm, các chiến lược và xu hướng xây dựng chương trình giám sát môi trường biển của các quốc gia, tổ chức quốc tế, qua đó, đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam.
8 Nghiên cứu xác định mật độ trạm quan trắc phục vụ xây dựng sơ đồ mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển Việt Nam / Nguyễn Lê Tuấn, Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Khang, Phạm Minh Dương, Nguyễn Khắc Đoàn // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 15-20 .- 363
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nội suy không gian (dựa trên các trường dữ liệu tổng hợp về hải văn, môi trường biển) để xác định mật độ phân bố trạm quan trắc nhằm đảm bảo tính đặc trưng cho các yếu tố môi trường biển và đại diện cho các khu vực, qua đó thiết kế sơ đồ mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển Việt Nam.
9 Xây dựng cơ sở lý thuyết cho qui hoạch không gian biển từ quan điểm địa lý nhân văn / Nguyễn Song Tùng, Lê Văn Hà // .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 3-11 .- 363
Làm rõ một số khái niệm, lý thuyết và mô hình thực tiễn trong qui hoạch không gian biển ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số gợi mở về bổ sung khái niệm và tiếp cận lý thuyết để xây dựng cơ sở lý thuyết, lựa chọn mô hình phù hợp cho qui hoạch không gian biển ở nước ta.
10 Một số giải pháp bảo vệ môi trường biển hiện nay / Nguyễn Đình Anh // .- 2023 .- Số 22 (420) - Tháng 11 .- Tr. 19-21 .- 363
Trình bày thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển; hậu quả từ ô nhiễm môi trường biển và các giải pháp bảo vệ, khắc phục, cải tạo và làm giảm thiểu ô nhiễm vùng biển.