CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo hộ công dân
1 Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài / Nguyễn Minh Anh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(130) .- Tr. 173-190 .- 327
Trên cơ sở đánh giá nhận thức, cách tiếp cận hiện nay đối với công tác bảo hộ công dân, bài viết đề xuất cách tiếp cận mới nhằm tăng cường nhân thức và triển khai hiệu quả hơn nữa công tác bảo hộ công dân trong tình hình mới.
2 Pháp luật Tài chính góp phần thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ / Đào Vũ // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 67-69 .- 346.04
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính đối với sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tăng cường các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời thế chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sở hữu trí tuệ và hoàn thiện khung khổ pháp luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3 Bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động : thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Thị Hương Lan // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 69-84 .- 327
Tập trung làm rõ quan niệm về bảo hộ công dân; thực hiện bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động và đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động ở nước ta hiện nay.
4 Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân theo tinh thần văn kiện Đai hội XIII của Đảng / Lê Thị Anh Đào // Luật học .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.29 - 44. .- 346
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài trở thành công việc thường xuyên và ngày càng phức tạp, thể hiện trách nhiệm và uy tín của Nhà nước đối với công nhân và cộng đồng quốc tế. Bài viết phân tích sự phát triển quan điểm của Đảng về công tác bảo hộ công dân; đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và thể chế hiện hành nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng về nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân.
5 Bàn về quan niệm bảo hộ công dân / Nguyễn Tiến Đức // Luật học .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 11 – 21 .- 340
Tại Việt Nam, bảo hộ công dân là thuật ngữ phổ biến trong nghiên cứu, giảng dạy, thực tiễn quan hệ quốc tế và cả trên truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi lí luận về nội hàm của thuật ngữ này vẫn chưa được lí giải, đặc biệt trong mối quan hệ với các thuật ngữ khác như bảo hộ ngoại giao, trợ giúp lãnh sự. Qua phân tích một số quan điểm bảo hộ công dân, đối chiếu, so sánh với nội dung thuật ngữ pháp lí này theo pháp luật quốc tế, bài viết cho rằng thuật ngữ bảo hộ công dân sử dụng tại Việt Nam chưa có nội dung pháp lí rõ ràng.
6 Bảo hộ công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài / Nguyễn Thị Kim Ngân // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 11 (367) .- Tr. 62 – 72 .- 410
Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài là tình trạng pháp lý đặc biệt, theo đó họ không chỉ xác lập mối quan hệ pháp lý với nhà nước Việt Nam mà với cả các quốc gia mà họ cũng mang quốc tịch. Họ vừa có quyền, nghĩa vụ công dân theo pháp luật Việt Nam, vừa có quyền, nghĩa vụ công dân theo pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Bài viết phân tích thực trạng bảo hộ công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, qua đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.