CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát thải khí nhà kính

  • Duyệt theo:
21 Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam và khuyến nghị / Tuyết Nga // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 5(758) .- Tr. 67-69 .- 363

Cung cấp thông tin hiện trạng bụi PM2.5 không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà ở tất cả 63 tỉnh/thành phố với dữ liệu được tổng hợp và phân tích từ trạm quan trắc tiêu chuẩn, thiết bị cảm biến tới dữ liệu vệ tinh. Trong tổng lượng phát thải PM2.5 của cả nước, phát thải từ đốt bỏ phụ phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là đun nấu dân sinh (17%), giao thông đường bộ (13%), cháy rừng (12,7%), hoạt động công nghiệp (11%) và nhà máy nhiệt điện (3,3%), các hoạt động còn lại đóng góp 3%.

22 Giảm phát thải hướng tới phát triển xanh, bền vững / Nguyễn Hoàng Mạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 9 (383) .- Tr. 44-45 .- 363.7

Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn đối với toàn thế giới, nguyên nhân chính được chỉ ra là do lượng phát thải khí nhà kính có xu hướng tăng lên trong nhiều năm qua. Là một nước nông nghiệp đang phát triển về công nghiệp, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng phát thải khí nhà kính. Do đó, để ứng phó với biển đổi khí hậu, phát triển bền vững, nhiều giải pháp đã được các địa phương tích cực triển khai.

23 Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam : hiện trạng và những rào cản / Đặng Hoàng Hợp, Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Văn Thành, Lê Thị Thu Hiền // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 23-24 .- 530

Trình bày giải pháp phát triển điện mặt trời tại Việt Nam góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và mục tiêu giảm phát thải nhà kính. Để đảm bảo phát triển điện mặt trời bền vững và hài hòa với các nguồn năng lượng khác, bên cạnh việc tính toán phê duyệt tổng công suất lắp đặt và phát điện phù hợp với mục tiêu từng giai đoạn, chúng ta phải có chiến lược dài hạn về tự chủ công nghệ như: tăng cường tài trợ cho các chương trình R&D, tạo kênh đầu tư và xây dựng các chương trình đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời của đất nước. Việc liên tục cập nhật chính sách điện mặt trời sẽ tháo gỡ những khó khăn làm giảm nhịp độ phát triển của điện mặt trời, đồng thời ứng phó với những tình huống phát sinh bất ngờ trong tương lai.

24 Phát thải dòng bằng “0” mục tiêu không thể trì hoãn / Huỳnh Thị Lan Hương // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 5 (379) .- Tr. 29-30 .- 363.7

Các nhà khoa học đã chứng minh cần đưa thế giới về trạng thái phát thải ròng bằng không càng sớm càng tốt, chậm nhất la năm 2050 để hạn chế những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

25 Một số giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam / TS. Nguyễn Thế Hinh // Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 48-51 .- 363

Trình bày tổng quan về phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện trạng phát thải khí nhà kính trong trồng lúa nước, chăn muôi, quản lý đất và phân bón. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp.

26 Đánh giá độ nhạy các thông số và hiệu chỉnh mô hình DNDC phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính từ hoạt động canh tác lúa nước / Bùi Thị Thu Trang, Chu Sỹ Huân, Mai Văn Trịnh, Đinh Thái Hưng // .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 11-17 .- 363

Trình bày kết quả đánh giá độ nhạy thông số của mô hình DNDC (Denitrification – Decomposition: Phân hủy – Phân nitrat) khi tính toán phát thải khí nhà kính (KNK) từ hoạt động canh tác lúa nước vùng Đồng bằng sông Hồng trên 4 loại đất: phù sa, đất mặn, đất phèn, đất xám. Mô hình DNDC là mô hình sinh địa hóa mô tả các quá trình hóa học đất trong điều kiện biến đổi các yếu tố sinh học và môi trường tự nhiên (nhiệt độ, lượng mưa…) ảnh hưởng đến quá trình hình thành và giải phóng KNK từ đất vào khí quyển. Mô hình được xây dựng với cấu trúc chi tiết, có độ phân giải theo thời gian.

27 Giảm phát thải khí nhà kính phát triển thị trường cacbon thấp / Nguyễn Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 20 (322) .- Tr. 45 - 46 .- 363

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, thay đổi về cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường cacbon thấp, chống tác động biến đổi khí hậu, nước ta luôn khẳng định nỗ lực, quyết tâm của mình.

28 Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Kinh nghiệm của quốc tế và đề xuất cho Việt Nam / TS. Trương Đức Trí // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 13 (291) .- Tr.53 – 54 .- 363.7

Giới thiệu kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển và đang phát triển trong triển khai mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được cam kết trong đóng góp do quốc gia tự quyết định.

30 Hiệu quả giảm thiểu phát thải khí nhà kính khi sử dụng điều hòa không khí địa nhiệt thay thế điều hòa không khí truyền thống / Phan Văn Hùng, Đoàn Văn Tuyến, Lưu Đức Hải, Trần Chí Viễn // Tài nguyên và Môi trường .- 2015 .- Số 16 (222) .- Tr. 20 – 22 .- 363.7

Giới thiệu một mô hình điều hòa không khí địa nhiệt thử nghiệm tại Viện Địa chất – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng như nghiên cứu về khả năng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải nhà kính của công nghệ này.