CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Người cao tuổi
1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển “nền kinh tế bạc” ở Việt Nam / Đoàn Văn Bình // .- 2024 .- Số 11 (490) - Kỳ 1- Tháng 6 .- Tr. 27 – 34 .- 340
“Nền kinh tế bạc” là khái niệm đề cập đến tổng thể các hoạt động kinh tế nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Cùng với xu hướng già hóa dân số, phát triển nền kinh tế bạc đã và đang trở thành ưu tiên chính sách của nhiều quốc gia. Trong phạm vi bài viết, tác giả tham khảo kinh nghiệm một số nước về phát triển nền kinh tế bạc và đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật cho Việt Nam.
2 Hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm SEGA ở người cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện 19-8 / Trần Viết Lực, Vũ Thị Dịu, Vũ Thu Thuỷ, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Trung Anh, Vũ Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 53-64 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm đánh giá lão khoa cấp cứu rút gọn (Short Emergency Geriatric Assessment - SEGA) ở người cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện 19-8. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 512 người bệnh ≥ 60 tuổi được chẩn đoán ĐTĐ điều trị tại bệnh viện 19-8.
3 Thực trạng béo phì có suy mòn cơ và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại một trung tâm dưỡng lão tại Hà Nội năm 2023 / Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga ,Ninh Thị Oanh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phạm Thị Tuyết Chinh // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 106-114 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả tình trạng Sarcopenic obesity (SO) và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi.
4 Người cao tuổi và khoảng cách số: nghiên cứu điển hình tại Việt Nam / Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Xuân Hòa, Dương Mạnh Cường, Đỗ Duy Hoàn // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 13-27 .- 305.26
Nghiên cứu này dựa vào kết quả điều tra xã hội học để xác định tồn tại khoảng cách số ở người cao tuổi Việt Nam trong việc sử dụng internet. Khoảng cách số này bị chi phối bởi đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện kinh tế, xã hội và các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Bên cạnh đó, thông qua các số liệu khảo sát, nghiên cứu cho thấy các khác biệt về khả năng truy cập, kỹ năng số, cách sử dụng và kết quả sử dụng internet ở người cao tuổi Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách số, giúp người cao tuổi thích ứng với môi trường số và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ trong một xã hội số đang phát triển ở Việt Nam.
5 Pháp luật Nhật Bản về bảo đảm quyền của người cao tuổi trước tác động của già hoá dân số và một số gợi ý cho Việt Nam / Trương Hồ Hải, Nguyễn Phương Nhung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Tháng 8 .- Tr. 122-134 .- 340
Nhật Bản là một trong số các quốc gia có tốc độ già hoá dân số với tỉ lệ cao với các quốc gia khác trên thế giới. Tốc độ già hoa dân số dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động trẻ thừa lao động cao tuổi cũng như suy yếu hệ thống buộc phải xây dựng một số đạo luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người cao tuổi, đồng thời sử " an sinh xã hội. Trước tác động này, Nhật Bản dụng nguồn lao động là người cao tuổi. Trong khi đó, Việt Nam được dự báo sẽ chính thức bước vào thời kì dân số già từ năm 2026 và thời kì dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026 2054), tương ứng với tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Bài viết này phân tích một số đạo luật bảo đảm quyền của người cao tuổi của Nhật Bản trước tác động của già hóa dân số, qua đó đưa ra một số gợi ý hoàn thiện pháp luật trước tác động của già hoá dân số ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
6 Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay : nghiên cứu trường hợp xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, Hà Nội / Nguyễn Thị Thùy Linh // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 22-24 .- 330
Già hóa dân số được coi là một quá trình tất yếu và có ảnh hưởng lớn đến mỗi quốc gia. Vì vậy, nhu cầu được giao lưu, giải trí, tiếp cận thông tin càng trở nên quan trọng hơn trong đời sống tuổi già, khi mà với tuổi tác của người cao tuổi (NCT) bị trở ngại khá nhiều với các mối liên hệ xã hội bên ngoài gia đình, đặc biệt là NCT ở nông thôn. Dựa vào tài liệu thứ cấp và kết quả nghiên cứu định tính tại xã Trường Thịnh năm 2023, bài viết bước đầu nhận diện thực trạng sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của NCT, một số khác biệt trong sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và đưa ra một vài bàn luận nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT ở nông thôn nước ta.
7 Quyền của người cao tuổi theo pháp luật hiện hành và hướng hoàn thiện / Ngô Thị Hường // Luật học .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 15-26 .- 340
Trên cơ sở các văn kiện quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền của người cao tuổi, bài viết phân tích quyền của người cao tuổi theo sáu quyền cơ bản: Quyền được bảo đảm về sức khoẻ; quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử; quyền quyết định sống chung với các thành viên gia đình hay sống riêng; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao; quyền liên quan đến việc làm; quyền được thoát nghèo và an sinh xã hội. Việt Nam đã có hệ thống pháp luật quy định quyền của người cao tuổi, trong đó có đạo luật chuyên biệt là Luật Người cao tuổi năm 2009. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Người cao tuổi bộc lộ một số hạn chế. Để bảo vệ quyền của người cao tuổi tốt hơn, đáp ứng với bối cảnh già hóa dân số thì pháp luật Việt Nam về người cao tuổi cần tiếp tục được hoàn thiện. Bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền của người cao tuổi, trong đó trọng tâm là Luật Người cao tuổi.
8 Mối liên quan giữa một số hội chứng lão khoa và ngã trên bệnh nhân cao tuổi có loãng xương / Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 7 (155) .- Tr. 61-66 .- 616
Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu tìm hiểu mối liên quan giữa một số hội chứng lão khoa và ngã trên bệnh nhân cao tuổi có loãng xương. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 người cao tuổi có loãng xương khám và điều trị bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 73,2 ± 9,0 tuổi, tỷ lệ ngã trên người cao tuổi có loãng xương là 34,3%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hội chứng dễ bị tổn thương với ngã (p = 0,038). Không có mối liên quan giữa Sarcopenia, hoạt động chức năng hàng ngày với ngã trên người cao tuổi có loãng xương (p > 0,05). Hội chứng dễ bị tổn thương có mối liên quan với ngã trên bệnh nhân cao tuổi có loãng xương. Do vậy cần sàng lọc hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân loãng xương cao tuổi và có các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ ngã.
9 Mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức / Vũ Trường Thịnh, Trần Minh Long Triều, Dương Ngọc Lê Mai, Nguyễn Xuân Thùy, Nguyễn Văn Thoan // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 42-52 .- 610
Nhằm mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức. Gãy liên mấu chuyển xương đùi là loại gãy xương nghiêm trọng, tỉ lệ biến chứng và tử vong cao, đặc biệt ở người cao tuổi. Điều trị phẫu thuật giúp cho bệnh nhân sớm đi lại được là hết sức cần thiết. Đa số các bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi là người cao tuổi, số lượng bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam và tai nạn dẫn đến chấn thương phần lớn là tai nạn sinh hoạt. Kết quả cho thấy phương pháp phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng có tỉ lệ phục hồi cao và ít để lại di chứng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau điều trị. Giúp phẫu thuật viên có thêm lựa chọn điều trị cho các trường hợp bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi phức tạp.
10 Hội chứng sảng ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương / Hoàng Thị Phương Nam, Trần Nguyễn Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 126-134 .- 610
Nhằm mô tả một số tỉ lệ về hội chứng sảng ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Hội chứng sảng rất đa dạng và biến thiên liên tục theo từng giờ, từng ngày, có thể dễ dàng bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm trong lần thăm khám đầu tiên. Tỉ lệ sảng thường gặp ở nhóm tuổi 60-69 tuổi. Tỉ lệ nữ cao hơn nam. Tỉ lệ giảm khả năng tập trung chú ý ở nam giới cao hơn nữ giới (p=0,04). Tỉ lệ nam giới mắc nhồi máu cơ tim cao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư và có sảng cao hơn nhiều so với tỉ lệ nữ giới (p<0,05).