CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quản lý rủi ro

  • Duyệt theo:
1 Quản lý rủi ro hải quan trong kỷ nguyên số / Lê Thị Kim Oanh // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 14 - 16 .- 332

Kỷ nguyên số với việc các công nghệ tiên tiến của cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) phát triển mạnh mẽ đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hải quan. Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã xác định quản lý rủi ro hải quan là một trong những nghiệp vụ quan trọng, nhằm xây dựng ngành Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Theo đó, thời gian qua, công tác quản lý rủi ro đã vừa được triển khai đồng bộ trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan; vừa đồng thời đẩy mạnh việc hoàn thiện số hoá thông tin, số hoá quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro, hướng đến đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số lĩnh vực hải quan.

2 Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định - Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo các biến / Lê Thị Thanh Mỹ, Hà Thị Hằng, Văn Thị Mỹ Hoa, Nguyễn Thanh Huyền // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 161-169 .- 657

Mục tiêu của bài viết nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo các biến về ảnh hưởng của KSNB đến HQKD của các DN sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sau khi tiến hành tổng quan nghiên cứu và xem xét dựa trên lý thuyết nền, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo cho các biến trong nghiên cứu.

3 Áp dụng thí điểm chỉ số cảnh báo rủi ro chính (KRI) trong việc cảnh báo sớm rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam – Nghiên cứu điển hình tại một số doanh nghiệp / Trần Lan Hương, Phan Tố Uyên, Bùi Thị Quỳnh Trang // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- Tr. 43-53 .- 658

Bài viết này nhằm cung cấp khung lý thuyết về chỉ báo rủi ro chính (KRI) và kết quả thực tiễn áp dụng thí điểm chỉ số này tại một số doanh nghiệp. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp áp dụng thí điểm đều đã xây dựng thành công các KRI cho các rủi ro và việc áp dụng các KRI đã giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro, đưa ra được những phương án cho từng kịch bản của rủi ro trong quá trình sản xuất.

4 Nâng cao nhận thức về rủi ro an ninh mạng trong lĩnh vực kế toán / Lương Đức Thuận, Phan Thị Bảo Quyên // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 44-47 .- 658

Bài viết là nhằm làm rõ một số vấn đề về rủi ro an ninh mạng và quản lý rủi ro, qua đó hướng đến đề xuất một số giải pháp để giúp nhân viên có thể nâng cao văn hóa nhận thức an ninh mạng trong lĩnh vực kế toán cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các kiến thức quản trị an ninh mạng trong công tác quản lý và điều hành hiện nay.

5 Khả năng hiện hữu cùa kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Mô hình nghiên cứu đề xuất / TS. Lê Thị Thanh Mỹ, Dương Thanh Huy, Võ Hồng Hà // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 234 .- Tr. 87-93 .- 657

Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tại Việt Nam. Sau khi tiến hành tổng quan nghiên cứu và xem xét dựa trên lý thuyết nền, nhóm tác giả đã đưa ra 4 nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm của DN có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB, bao gồm: Hội đồng quản trị (HDQT); Quản lý; Hệ số nợ của DN; Tỷ lệ các khoản nợ phải thu và Hàng tồn kho trong tổng tài sản của DN.

6 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp / Nguyễn Thanh Thúy // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr.96-98 .- 658

Trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như giai đoạn hiện nay thì việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

7 Đẩy mạnh quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan / Nguyễn Nhất Kha, Lê Thị Kim Oanh // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 22-25 .- 658

Việt Nam đang hướng tới tự do thương mại hóa, cùng với sự thay đổi tốc độ di chuyển nhanh chóng của dòng chảy, hành khách qua lại của khẩu biên giới Việt Nam. Bối cảnh đó đòi hỏi cơ quan Hải quan phải chú trọng hơn vào cải cách, hiện đại hóa phương thức quản lý để đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật Hải quan.

8 Quản lý rủi ro giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán / Nguyễn Thùy Linh // .- 2022 .- Số 287 .- Tr. 21-26 .- 332.6322

Giao dịch điện tử ngày càng tăng, bao gồm sự phát triển của giao dịch tự động, giao dịch theo thuật toán, giao dịch tần suất cao và tăng cường định tuyến đến tất cả các phương thức của nền tảng giao dịch, cũng như các loại tự động hóa mới, chẳng hạn như ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy vào giao dịch.

9 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu / Bùi Thái Quang, Nguyễn Mạnh Hảo, Lê Bảo Khánh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 5-9 .- 658

Một số lý luận về quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

10 Các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động phòng chống thiên tai lũ quét ở khu vực miền núi phía Bắc, Việt Nam / Nguyễn Hữu Dũng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 65-87 .- 658

Bài viết này nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động phòng, chống thiên tai, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm giảm thiểu rủi ro do lũ quét. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc (Ordered Logit) với biến tiềm ẩn Hiệu quả hoạt động phòng, chống thiên tai, lũ quét được đo lường theo mô hình thang đo thành phần (Formative Measurement). Số liệu được thu thập từ Ủy ban Nhân dân các tỉnh, kết hợp với 407 mẫu phiếu bán cấu trúc phỏng vấn trực tiếp cán bộ cấp xã, trưởng thôn, trưởng bản và người sống lâu năm tại các địa điểm được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo cấp độ rủi ro thuộc 15 tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy nhóm yếu tố xã hội, chính sách, kinh tế, và quản lý có tác động không đồng đều và với biên độ thấp. Tuy nhiên, yếu tố công trình chống lũ, cải tạo địa hình, thể chế, môi trường, và công nghệ có tác động đáng kể ở tất cả các điểm lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong đó, cải cách thể chế quản lý là rất quan trọng và nên được thực hiện kết hợp với tổ chức quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.