CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dầm bê tông dự ứng lực

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá hiệu quả gia cường bằng tấm CFRP trên dầm bê tông dự ứng lực dùng cáp không bám dính bị / Phan Vũ Phương, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Văn Quý // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 119-123 .- 690

Nghiên cứu này khảo sát hiệu quả gia cường uốn của tấm CFRP trên dầm bê tông dự ứng lực dùng cáp không bám dính (UPC) nứt sẵn. Chương trình thí nghiệm được thực hiện trên bốn dầm UPC có tiết diện chữ T kích thước lớn. Khả năng làm việc của dầm UPC nứt trước được gia cường bằng tấm CFRP được khảo sát chi tiết trong nghiên cứu này. Thông số khảo sát bao gồm số lớp tấm gia cường CFRP và ảnh hưởng của việc sử dụng hệ neo dạng U (U-wraps) cho tấm CFRP.

3 Nghiên cứu giải pháp kết cấu và công nghệ chế tạo dầm bê tông dự ứng lực tiết diện chữ T nhịp lớn 50m / TS. Phùng Bá Thắng, PGS. TS. Đặng Gia Nải, TS. Đặng Việt Đức // Giao thông vận tải .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 30-34 .- 693

Trình bày nghiên cứu đề xuất giải pháp kết cấu và công nghệ chế tạo dầm bê tông dự ứng lực khẩu độ lớn nhịp 50m tiết diện chữ T trên cơ sở cải tiến dầm định hình bê tông dự ứng lực truyền thống.

4 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bán phá hủy xác định trạng thái ứng suất biến dạng trong dầm bê tông dự ứng lực / TS. Đỗ Hữu Thắng, ThS. NCS. Nguyễn Thái Khanh, ThS. Kiều Như Cường, KS. Trần Mạnh Cường // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 47-52 .- 693

Giới thiệu tóm tắt một số phương pháp và một số kết quả bước đầu thử nghiệm đo đạc ứng suất hiện có trong mẫu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực được thực hiện gần đây tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và Trường ĐH GTVT.

5 Mô phỏng dầm bê tông ứng lực trước căng sau sử dụng Abaqus / Nguyễn Minh Tuấn Anh, Nguyễn Bá Toàn, Trương Quang Hải // Xây dựng .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 301-304 .- 624

Trình bày cách thức tạo ứng lực trước cho cáp và một trình tự thực hiện mô phỏng cụ thể cho dầm bê tông ứng lực trước. Kết quả mô phỏng sẽ được kiểm tra với thực nghiệm để đánh giá sự hợp lý của quy trình mô phỏng.

6 Nghiên cứu sự làm việc của dầm bê tông cốt thép dự ứng lực tiết diện chữ T ngược / ThS. Nguyễn Trưởng Toán // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 19-23 .- 624

Kết cấu nhịp dầm đơn giản, bê tông cốt thép dự ứng lực được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các kết cấu nhịp cầu nhỏ, phần cầu dẫn cảu cầu chính hoặc trên các tuyến đường trên cao. Nói đến kết cấu này, người ta thường nghĩ đến các dạng cầu dầm tiết diện chữ I, chữ T và cầu dầm Super-T. Trong bài báo này, tác giả mở ra một hướng tiếp cận mới đó là sử dụng dầm tiết diện chứ T ngược bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Bằng việc phân tích sự làm việc của dầm chữ T ngược thông qua ví dụ thiết kế, các ưu nhược điểm của dầm sẽ được đề cập tới, từ đó chia ra các khuyến cáo khi áp dụng trong thực tiễn.

7 Ảnh hưởng của cường độ bê tông đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dầm bê tông dự ứng lực mặt cắt chữ U chiều dài nhịp 30m / ThS. Phạm Mỹ Linh // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 95-98 .- 624

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dầm bê tông dự ứng lực mặt cắt chữ U chiều dài nhịp 30m khi thay đổi cường độ bê tông sử dụng. Việc thay đổi cường độ bê tông cho thép giảm bớt chiều cao dầm, số lượng dầm trên mặt cắt ngang mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực, đồng thời tiết kiệm vật liệu xây dựng.

8 Thực nghiệm ảnh hưởng của khối lượng nền lên đáp ứng động của dầm chịu tải trọng động / Phạm Đình Trung, Hoàng Phương Hoa, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2018 .- Số 06 .- Tr. 138-143 .- 624

Trình bày sự ảnh hưởng của khối lượng nền lên đáp ứng động của dầm chịu tác động của hệ dao động di động thông qua các thông số đặc trưng cho sự ảnh hưởng của khối lượng nền được xác định từ thực nghiệm.

9 Ứng dụng công nghệ chế tạo dầm cầu bê tông dự ứng lực căng trước ở Việt Nam / ThS. Chu Viết Bình, PGS. TS. Nguyễn Duy Tiến // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 48 – 52 .- 624

Công nghệ chế tạo dầm bê tông dự ứng lực (BTDƯL) căng trước được phát triển được phát triển theo hướng công xưởng hóa và cơ giới hóa do phù hợp với việc chế tạo các cấu kiện định hình trong nhà máy hoặc trên công trường. Ở Việt Nam đã sử dụng nhiều công nghệ đúc trên bệ đúc cố định và gần đây là các bệ đúc lưu động lắp ghép và bán láp ghép như đối với dầm I cánh rộng, dầm chữ U và dầm chữ T ngược. Tuy theo yêu cầu chế tạo và vận chuyển cụ thể có thể áp dụng các phương án thiết kế bệ đúc lưu động khác nhau cho các loại dầm trên công trường.