CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xét nghiệm

  • Duyệt theo:
1 Thiết lập và ứng dụng giá trị thay đổi tham chiếu của hsTNT trong phê duyệt kết quả tự động / Nguyễn Trọng Tuệ, Lê Hoàng Bích Nga, Hà Thị Phương Dung // .- 2024 .- Tập 185 - Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 01-08 .- 610

Kiểm tra RCV-delta là phương pháp kiểm soát chất lượng dựa vào so sánh sự khác biệt giữa hai kết quả liên tiếp của cùng một người bệnh có vượt quá giá trị thay đổi tham chiếu (Reference change value- RCV) được xác định trước hay không. Nghiên cứu ước tính giá trị RCV của Troponin T high sensitive (TnT hs) trên máy phân tích Cobas 8000/e801 tại khu A2, Khoa xét nghiệm Bệnh viện đại học y Hà Nội là 44,37% theo hướng dẫn CLSI EP33. Xác nhận giới hạn thiết lập thông qua hệ thống xác minh tự động (LIS) với thuật toán kiểm tra RCV-delta theo hướng dẫn của CLSI Auto 10-A. Trong 1501 kết quả TnT hs được đưa vào xác minh, 1276 (85%) kết quả được chấp nhận qua bước kiểm tra RCV-delta, 225 (15%) không vượt qua và cần thêm bước xác minh thủ công, phát hiện 3 (0,2%) kết quả sai lỗi phân tích - dương tính thật.

2 Đánh giá một số chỉ số chất lượng giai đoạn trước xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Đỗ Thuỳ Dung, Nguyễn Trọng Tuệ // .- 2024 .- Tập 185 - Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 09-15 .- 610

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện dựa trên việc phân tích 16 chỉ số tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023. Trong tổng số 299,720 mẫu xét nghiệm, có 631 mẫu mắc lỗi, chiếm tỷ lệ 0,21%.

3 Ảnh hưởng của điều trị heparin đến xét nghiệm định lượng albumin huyết tương bằng phương pháp Bromocresol Green / Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Phương // .- 2024 .- Tập 182 - Số 09 .- Tr. 1-8 .- 610

Nghiên cứu mô tả đánh giá độ chênh lệch của hai phương pháp xét nghiệm albumin BCG (Bromocresol Green) và BCP (Bromocresol Purple) trên mẫu huyết tương của bệnh nhân có hoặc không điều trị heparin. Nghiên cứu thực hiện so sánh kết quả định lượng albumin trên 272 mẫu bệnh nhân có hoặc không điều trị heparin bằng cả 2 phương pháp BCG và phương pháp tham chiếu BCP là phương pháp không bị nhiễu bởi heparin.

4 Ảnh hưởng của vận chuyển khí nén tới chỉ số huyết tán của bệnh phẩm máu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hà Thị Phương Dung, Nguyễn Đức Tuấn // .- 2024 .- Tập 176 - Số 03 - Tháng 5 .- Tr. 24-30 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của vận chuyển khí nén tới chỉ số huyết tán của bệnh phẩm máu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1663 mẫu bệnh phẩm máu được chống đông bằng Heparin.

5 So sánh kết quả xét nghiệm điện giải đồ trên hệ thống máy phân tích khí máu và hóa sinh tự động / Nguyễn Thị Ngọc Lan, Vũ Văn Qúy, Lê Hữu Lộc // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 1-5 .- 610

Phân tích so sánh kết quả xét nghiệm điện giải đồ trên hệ thống máy phân tích khí máu và hóa sinh tự động. Điện giải là những khoáng chất mang điện tích cần thiết cho hoạt động của tế bào cơ thể. Xét nghiệm điện giải đồ thường được chỉ định trên lâm sàng, kết quả của xét nghiệm này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân tại các đơn vị điều trị tích cực (ICU). Bên cạnh yêu cầu về tính chính xác của kết quả xét nghiệm, thời gian trả kết quả xét nghiệm cũng cần rút ngắn nhất để đảm bảo công tác chắc sóc và điều trị. Các mẫu bệnh phẩm khí máu được thực hiện phân tích thêm các chỉ số điện giải đồ trên hệ thống ABG. Kết quả điện giải đồ trên ABG và hóa sinh tự động có mối tương quan chặt chẽ, tuy nhiên sự khác biệt vượt quá mức cho phép và phụ thuộc vào nồng độ của các chất điện giải trong máu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê và dẫn tới khác biệt trong chẩn đoán lâm sàng, chính vì vậy, các bác sĩ lâm sàng cần cân nhắc khi sử dụng các kết quả xét nghiệm này.

6 Kỷ nguyên mới của xét nghiệm di truyền / Lương Thị Lan Anh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 38-46 .- 610

Mô tả sự phát triển của lĩnh vực xét nghiệm di truyền, chi phí giải trình tự DNA đã giảm nhanh chóng, di truyền người cũng như tác động của di truyền đối với bệnh tật với tốc độ ngày càng nhanh. Xét nghiệm di truyền là một loại xét nghiệm trong y học để xác định những biến đổi di truyền ở mức độ di truyền tế bào (nhiễm sắc thể) và di truyền phân tử (gen, protein). Một số khám phá gây bất ngờ lớn trong thập kỷ vừa qua là sự biến đổi gen của con người lớn hơn nhiều so với dự kiến và các rối loạn di truyền đều phổ biến và phức tạp hơn trong dân số loài người so với trước đây. Xét nghiệm di truyền đang góp một vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh trên hầu hết các lĩnh vực y học như: sản phụ khoa, nhi khoa, nam khoa, ung thư, tim mạch, thần kinh, nối tiết, chuyển hóa,…

7 Xây dựng thang chuẩn DNA để xác định các băng DNA kích thước nhỏ / Võ Thị Thương Lan, Lê Thị Thanh // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 539-545 .- 572

Phân tích thang chuẩn DNA để xác định các băng DNA kích thước nhỏ. Thang chuẩn DNA được sử dụng thường quy trong các phòng thí nghiệm, xét nghiệm về sinh học phân tử. Thang chuẩn DNA là hỗn hợp các phân tử DNA có kích thước khác nhau, được sử dụng trong điện di nhằm đánh giá kích thước và nồng độ đoạn DNA chưa biết. Thang chuẩn DNA thường được phân làm hai loại dựa vào nguyên liệu sử dụng để xây dựng thang chuẩn và tính chất của các băng tạo thành. Toàn bộ quy trình thiết kế dùng kỹ thuật cơ bản như PCR, nối, tách dòng và cắt với enzym giới hạn. Do đó, bất cứ phòng thí nghiệm nào đều có thể áp dụng và thay đổi quy trình để tạo nên thang chuẩn có số lượng băng và kích thước mỗi băng theo mong muốn.

8 Một đánh giá về khả năng tương đồng kết quả xét nghiệm công thức máu / Lê Thị Kim Chung, Bùi Thị Minh Hạnh, Đào Xuân Đạt, Tạ Thị Linh, Nguyễn Đăng Vững // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 155-165 .- 610

Đánh giá tương đồng thiết bị thông qua xác nhận tương đồng kết quả phân tích là một biện pháp được sử dụng trong đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm dựa vào đó đưa ra quyết định về khả năng sử dụng thiết bị trong nghiên cứu và các hoạt động xét nghiệm khác. Công tác đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm nói chung và so sánh tương đồng kết quả xét nghiệm thông qua đánh giá tương đồng thiết bị đang và sẽ càng được phát huy vai trò trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm y tế.

9 Bimedtech : ứng dụng công nghệ sản xuất chip sinh học phục vụ chẩn đoán một số bệnh ở người / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 37-38 .- 610

Phân tích ứng dụng chip sinh học Bimedtech vào chẩn đoán một số bệnh ở người. Chip sinh học được xem là thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới trong việc ứng dụng công nghệ nano vào lĩnh vực chẩn đoán y học. Các chip sinh học này như phòng thí nghiệm thu nhỏ, đủ khả năng thực hiện đồng thời hàng trăm, thậm chí hàng ngàn phản ứng xét nghiệm sinh hóa khác nhau. Tiến bộ này giúp các nhà nghiên cứu có những công cụ mới để khám phá những quy định sinh hóa phức tạp xảy ra bên trong tế bào, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho người bệnh.

10 Số lần xét nghiệm cần thiết virus SARS-COV-2 để khẳng định một âm tính thật / Võ Nhân Văn, Nguyễn Phúc Minh Tú, Trần Bàn Thạch, Lưu Văn Hiền, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Tấn Trung // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 5 (48) .- Tr. 3-7 .- 616

Tromg bài báo này các dự đoán về kết quả xét nghiệm virus SARS-COV-2 sử dụng xác suất có điều kiện theo định lý Bayes sẽ được phân tích. Đầu tiên bài báo sẽ định nghĩa một số thuật ngữ được dùng trong dự đoán xác suất bị lây nhiễm Virus. Sau đó bài báo khảo sát một số ví dụ để phân tích việc dự đoán khả năng âm tính giả và dương tính giả về số lần xét nghiệm để đạt được xác suất âm tính thật là chính xác.