CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Người bệnh
1 Thực trạng của người bệnh nuôi ăn qua sonde tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An / Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Thơm, Phạm Thị Thu Hà // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Tập 65(số 5) .- Tr. 15-19 .- 610
Nuôi ăn qua sonde là một phương pháp nuôi dưỡng người bệnh nặng, giảm nguy cơ nhiễm trùng, sử dụng chức năng ruột bình thường, tránh teo nhung mao, giảm khả năng mất cân bằng điện giải, tiết kiệm kinh tế và an toàn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng của người bệnh nuôi ăn qua sonde tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiến cứu mô tả trên 255 người bệnh từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2022, tại các Khoa: Hồi sức Tích cực, Hồi sức Tích cực Ngoại khoa, Chống độc, Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bỏng, Ngoại tiêu hóa và Trung tâm Đột quỵ.
2 Đặc điểm tự kỳ thị ở người tiêm chích ma túy tại Hà Nội và một số yếu tố liên quan / Vũ Minh Anh, Đào Thị Diệu Thúy, Hoàng Thị Hải Vân, Lê Minh Giang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 35-44 .- 610
Cho thấy những người tiêm chích ma túy (TCMT) phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tự kỳ thị với hành vi sử dụng chất của mình. Sự kỳ thị đã được xác định là rào cản quan trọng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như tác động đến sức khỏe của người tiêm chích ma túy. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh chích ma túy, thiếu sự hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ cộng đồng là những trở ngại đối với việc tham gia vào chương trình methadone.Tình trạng tự kỳ thị liên quan đến ma túy kéo dài cũng ngăn cản người tiêm chích ma túy nhiễm HIV tiết lộ tình trạng của mình và tìm kiếm điều trị HIV.
3 Kết quả nuôi dưỡng người bệnh trước mổ / Phạm Hoàng Hà, Trần Văn Nhường, Đào Thanh Xuyên // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 57-65 .- 616
Nuôi dưỡng người bệnh trước mổ có vai trò quan trọng trong phục hồi sau mổ và giảm biến chứng sau mổ. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng người bệnh trước mổ. 31 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật bụng, được nuôi dưỡng trước mổ tại Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 9/2016 đến 6/2017. Tỷ lệ nuôi dưỡng tĩnh mạch kết hợp đường ruột 67,7%, tỷ lệ nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn 32,3%; thời gian nuôi dưỡng trung bình 9,6 ngày; lượng Kcalo nuôi dưỡng trung bình là 1501,6 Kcalo/ngày. Nhóm nuôi dưỡng phối hợp đường tiêu hóa và đường tĩnh mạch có cân nặng trung bình (43,9 kg), albumin máu (37,3 gr/l), protein máu (66,4 gr/l), prealbumin máu (20,2 gr/l) đều tăng lên sau khi nuôi dưỡng: cân nặng trung bình 45,1 kg, albumin máu 40,4 gr/l, protein máu 71,3 gr/l, prealbunmin máu 22,9 gr/l. Nhóm nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn có chỉ số prealbumin tăng từ 16,2 gr/l trước nuôi lên 18,6 gr/l sau khi nuôi, còn các chỉ số protein, albumin, cân nặng không có sự thay đổi trước và sau nuôi dưỡng. Tỷ lệ biến chứng sau mổ 19,4%, thời gian nằm viện trung bình 13,5 ngày. Nuôi dưỡng người bệnh trước mổ là kỹ thuật khả thi, an toàn và có hiệu quả trong việc nâng cao thể trạng bệnh nhân.
4 Xây dựng kỹ thuật Cold - Pcr để phát hiện sớm quần thể đột biến kháng thuốc Nucleos(T)Ide Analogs ở Hepatitis Virus B / Chu Văn Sơn [et al.] // .- 2019 .- Số 121(5) .- Tr. 12-22 .- 610
Kỹ thuật PCR biến tính ở nhiệt độ thấp (CO - amplification at Lower Denaturation temperature - PCR; COLD - PCR) được cải tiến để ưu tiên làm giàu các đột biến (mt) chiếm tỉ lệ thấp trong quần thể thể dại (wt) qua quá trình nhân bản, nhờ đó giúp phát hiện quần thể đột biến kháng thuốc Nucleos(t)ide Analogs của HBV với độ nhạy 5% mt/wt. Thử nghiệm kỹ thuật này trên 50 mẫu huyết thanh của bệnh nhân nhiễm HBV (107 - 108 IU/ml), chúng tôi phát hiện 38 mẫu đột biến, trong đó 32 mẫu đột biến kháng thuốc gồm: 24 mẫu đột biến đơn rtV207M và rtV173G kháng LMV, rtN238A/K/T kháng ADV; 8 mẫu đột biến kép rtV207M/I - rtI187V kháng LMV, rtM204I - rtV207M/I và rtL180M - rtM204I - rtV207M/I kháng LMV, ADV và giảm hiệu quả của ETV. Với 2 mẫu đột biến kháng LMV, kỹ thuật COLD - PCR đã cho phép phát hiện đột biến kép rtV207M - rtV207I, trong khi kỹ thuật PCR thông thường chỉ phát hiện đột biến đơn rtV207M. Như vậy, kỹ thuật COLD - PCR có tiềm năng ứng dụng trong phát hiện sớm đột biến kháng thuốc để tư vấn kịp thời thuốc điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
5 Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình / Bùi Mỹ Hạnh, Đào Xuân Thành, Nguyễn Hoàng Hiệp, Đoàn Việt Quân // .- 2019 .- Số 121(5) .- Tr. 81-88 .- 610
Huyết khối tĩnh mạch (HKTM) là một trong những biến chứng phổ biến ở người bệnh phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ HKTM sau phẫu thuật và các yếu tố nguy cơ HKTM thông qua hệ thống tính điểm nguy cơ Caprini hiệu chỉnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 572.560 người bệnh phẫu thuật chấn thương chỉnh hình từ 1/2017 đến 12/2018. Các người bệnh được đánh giá điểm nguy cơ trước phẫu thuật theo thang điểm Caprini hiệu chỉnh và được theo dõi trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Có 780 người bệnh được chẩn đoán mắc HKTM sau phẫu thuật trong vòng 30 ngày. Nguy cơ mắc HKTM tăng 4,62 lần ở người bệnh điểm Caprini hiệu chỉnh 3 - 4, 9,51 lần ở người bệnh điểm 5 - 6, 5,22 lần ở người bệnh điểm 7 - 8 và 13,52 lần ở người bệnh điểm > 8 so với người bệnh điểm Caprini 0-2. Tổng số điểm Caprini hiệu chỉnh càng cao thì nguy cơ mắc HKTM sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình càng tăng. Việc phân loại thêm người bệnh trong nhóm nguy cơ cao nhất cần được tiến hành để đưa ra phương pháp dự phòng huyết khối thích hợp hơn.