CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bạo lực gia đình
1 Những đặc điểm mới của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và một số khuyến nghị / Nguyễn Thị Lan // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 25-35 .- 340
Bài viết nghiên cứu hai nội dung chính: 1) Phân tích, đánh giá những điểm mới của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 so với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; 2) Phân tích thực tiễn tình hình bạo lực gia đình đang diễn ra trong bối cảnh xã hội trong và sau đại dịch Covid-19, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em; qua đó dự báo khả năng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để ngăn chặn nguy cơ hoặc hành vi bạo lực gia đình trong thực tế đời sống xã hội và đưa ra một số khuyến nghị để bảo đảm việc thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn.
2 Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em / Phan Minh Lưu An // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 18 (466) .- Tr. 26 - 33 .- 340
Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em đang diễn ra đáng lo ngại. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số điểm bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
3 Hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình / Đỗ Đức Hồng Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 24-34 .- 340
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích làm rõ những bất cập, nguyên nhân của những bất cập trong chính sách pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện.
4 Hoàn thiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình / Phan Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 09 (457) .- Tr. 22 - 26 .- 340
Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm quyền con người trong môi trường gia đình, phá vỡ những giá trị cốt lõi của gia đình làm ảnh hưởng xấu đến đời sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Do đó, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phòng, chống bạo lực gia đình để bảo vệ các quyền lợi của thành viên trong gia đình, tạo sự ổn định trong đời sống xã hội. Bài viết phân tích các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, chỉ ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
5 Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và một số vấn đề cần hoàn thiện / Nguyễn Thanh Huyền, Mai Thị Thu Hường // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.68 – 73 .- 340
Bạo lực gia đình luôn là nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi gia đình, cũng như là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lĩnh vực pháp luật này vẫn còn tồn tại một số bất cập. Bài viết này luận giải cách tiếp cận bạo lực gia đình, thực trạng pháp luật phòng chống bạo lực gia đình và thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
6 Bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình / Bùi Thị Mừng // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 43 – 50 .- 340
Bài viết giới thiệu quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình; Phân tích thực tiễn bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình; khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.