CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật so sánh

  • Duyệt theo:
1 Tiếp cận, đánh giả và sử dụng pháp luật nước ngoài khi thực hiện phương pháp so sánh luật / Ngô Kim Hoàng Nguyên // Luật học .- 2023 .- Số 05(165) .- Tr. 107-114 .- 340

Bài viết phân tích về một số bước cơ bản và cần thiết mang tính tiên quyết trong việc thực hiện một công trình so sánh luật: tiếp cận và phân tích pháp luật nước ngoài trong hoạt động so sánh luật. Trong đó, việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài được làm rõ, bao gồm các bước tiếp cận, đánh giá và sử dụng pháp luật nước ngoài. Tác giả đã phân tích các yêu cầu và quy trình đối với các bước tiếp cận nhằm mang lại hiệu quả cho phương pháp so sánh luật. Đồng thời, bài viết đã đúc kết một số thực tiễn liên quan để minh họa cho việc ứng dụng kiến thức của luật so sánh trong việc tiếp cận pháp luật nước ngoài nhằm chứng minh sự tương tác của hai lĩnh vực khoa học pháp lý là nghiên cứu pháp luật nước ngoài và luật so sánh.

2 Giảng dạy Luật so sánh ở một số cơ sở đào tạo Đại học chuyên ngành Luật tại Châu Á / Ngô Kim Hoàng Nguyê // .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 92 – 98 .- 340

Bài viết đề cập tính đa dạng trong phương thức mà các trường đại học tại châu Á đang tiếp cận nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy luật so sánh với vai trò là một môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng tư duy từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn. Trong đó, mục đích quan trọng nhất là nhằm phục vụ cho việc nâng cao khả năng phân tích, so sánh, phản biện của người học tại các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành luật, từ đó đưa ra một số gợi mở nhằm phục vụ cho việc thay đổi trong cách tiếp cận về môn học này tại Việt Nam.

3 Vị trí của môn Luật so sánh trong chương trình đào tạo cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội / Nguyễn Thị Ánh Vân // Luật học .- 2018 .- Tr. 91 – 104 .- Tr. 91 – 104 .- 340

Bài viết chứng minh rằng môn luật so sánh có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức và trang bị kĩ năng cần thiết cho các luật gia thời hội nhập quốc tế, vì vậy việc đưa luật so sánh vào danh mục môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật là cần thiết; việc làm này vừa nhằm thống nhất các chương trình đào tạo cử nhân tại Trường Đại học Luật Hà Nội vừa phù hợp với xu thế chung trong đào tạo luật ở nhiều nước trên thế giới, đồng thời là bước đi quan trọng nhằm chấp hành các nghị quyết của Đảng và Chính phủ về đổi mới giáo dục và đào tạo cũng như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.