CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp nhân thương mại

  • Duyệt theo:
1 Hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong thời gian tới/ / Nguyễn Văn Hiếu // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 61-64 .- 341

Bài viết đưa ra những vấn đề tổng quan về pháp nhân, pháp nhân phi thương mại, pháp nhân thương mại, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, điều kiện pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam; vấn đề được nghiên cứu so sánh với quy định ở một số nước trên thế giới. Một số kiến nghị đưa ra góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thượng mại nói riêng và pháp nhân nói chung trong thời gian tới.

2 Hoàn thiện quy định về thành viên của các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân / Cao Nhất Linh // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 82-91 .- 343.59707

Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể, do các thành viên thành lập nhằm hợp tác, tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Hợp tác xã (sửa đổi) dự kiến có nhiều quy định về điều kiện để trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế này. Tuy vậy, vẫn còn nhiều quy định liên quan chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định này là thật sự cần thiết, góp phần tạo sức hút cho cá nhân, tổ chức tham gia, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế hợp tác.

3 Bàn về dịch vụ pháp lý đại diện của luật sư và đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác / Thiều Hữu Minh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 34-37 .- 346.066

Bài viết bàn về dịch vụ pháp lý đại diện được cung cấp bởi tổ chức hành nghề luật sư/luật ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác. Từ việc phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn giao dịch, tác giả chỉ ra những điểm khác nhau cần phân biệt giữa hai loại dịch vụ có nhiều nét tương đồng được cung cấp bởi hai chủ thể khác nhau và nghĩa của việc phân biệt những điểm khác nhau đó.

4 Pháp nhân và sự lạm dụng tư cách pháp nhân trong hoạt động thương mại / Nguyễn Văn Lâm // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr.21-24 .- 346.5970702632

Pháp nhân là chủ thể độc lập, có tài sản riêng và có các quyền, gánh vác nghĩa vụ khi tham gia quan hệ pháp luật. Pháp nhân ra đời nhằm đáp ứng điều kiện của đời sống xã hội và hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, ngày càng phổ biến trong thực tế việc lợi dụng tư cách pháp nhân để lừa đảo, thực hiện các hành vi không phục vụ lợi ích của pháp nhân hoặc vi phạm pháp luật gây tổn hại đến các chủ thể khác. Bài viết này sẽ phân tích những đặc tính pháp lý cơ bản của pháp nhân và sự lạm dụng tư cách pháp nhân trong thực tiễn hoạt động thương mại.

5 Doanh nghiệp tư nhân cũng cần có tư cách pháp nhân / Đinh Trọng Liên // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr.4 - 8 .- 346.066

Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 với nhiều qui định mới đã và đang góp phần tạo nên hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng hơn cho hoạt động doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các qui định về việc tổ chức, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân hầu như không có gì thay đổi so với Luật doanh nghiệp 2014, mặc dù trên thực tế doanh nghiệp tư nhân gặp không ít các trở ngại, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình so với các loại hình doanh nghiệp khác khi " không có tư pháp pháp nhân". Chính vì vậy, các nhà làm luật nên nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân thực sự có địa vị pháp lý ngang bằng với các loại hình doanh nghiệp khác.

6 Bồi thường thiệt hại tinh thần cho pháp nhân do hành vi vi phạm hợp đồng trong khuôn khổ GISG / Nguyễn Thị Hồng Trinh, Bùi Thị Quỳnh Trang // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.78 – 93 .- 340

Tác giả trình bày quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần trên góc độ ủng hộ từ nhiều khía cạnh, kể cả lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra những vấn đề đặt ra khi thực hiện quyền bồi thường thiệt hại tinh thần cho pháp nhân do hành vi vi phạm hợp đồng và đè xuất một số giải pháp khắc phục.

7 Một số vấn đề về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả / Hoàng Hải // Nghề luật .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 33 – 38 .- 340

Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích, làm rõ một số vấn đề đặt ra trong truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại phạm tội và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.

8 Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo luật hình sự Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị / Lê Đăng Doanh, Lê Đăng Khoa // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 12 – 20 .- 340

Bài viết trình bày nội dung các quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội và chỉ ra một số bất cập của các quy định này; đưa ra đề xuất, kiến nghị khi hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như: Thời gian pháp nhân thương mại bị tạm đình chỉ hoạt động trong giai đoạn điều tra cần được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; khi áp dụng hình phạt chính là hình phạt đình chỉ họat động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại trong một lĩnh vực nào đó cần hướng dẫn áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc kèm theo.

9 Thủ tục tố tụng đối với pháp nhân thương mại tại giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 / Phí Thành Chung // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Tr. 48 – 53,62 .- Tr. 48 – 53,62 .- 340

Để đảm bảo cho việc thực thi các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã bổ sung một số chương hoàn toàn mới ( Chương XXIX) gồm 16 điều ( từ Điều 431 đến 446) quy định về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vấn đề về thủ tục tố tụng đối với pháp nhân thương mại trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tại tòa án.