CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển--Công nghệ
1 Thực trạng phát triển nền tảng số tại Việt Nam / Đặng Thị Huyền Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.25 - 28 .- 330.124
Nền tảng số hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế số và là tác nhân quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mức độ phát triển các nền tảng số trong sản xuất, thương mại, thanh toán, quản lý kinh tế quyết định mức độ số hoá nền kinh tế và nó có thể quyết định trình độ phát triển kinh tế số mỗi quốc gia.Là một nước đi sau nhưng Việt Nam đã và đang có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút và phát triển các nền tảng số. Bài viết phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển nền tảng số tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển nền tảng số.
2 Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel và Nhật Bản / Vũ Thị Thu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 727 .- Tr. 68 - 70 .- 332.024
Phát triển nông nghiệp cao đã thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm ở một số quốc gia đã chỉ ra rằng, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo lập các điều kiện để phat triển nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước có ý nghĩa lớn đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
3 Thực trạng giao dịch công nghệ và khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Việt Nam / Nguyễn Thị Phương, Đặng Thu Hương // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 256 tháng 10 .- Tr. 11-20 .- 330.95904
Nghiên cứu xem xét thực trạng giao dịch công nghệ từ phía doanh nghiệp mua công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ và khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ tại khu vực chế tác của Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2016. Kết quả chỉ ra tổng giá trị giao dịch công nghệ của các doanh nghiệp chế tác trong mẫu điều tra có xu hướng giảm từ 11,6 nghìn tỷ VND năm 2012 xuống còn 9,87 nghìn tỷ VND năm 2016. Giá trị giao dịch công nghệ của các doanh nghiệp được điều tra chủ yếu đến từ nhập khẩu công nghệ nước ngoài chiếm hơn 90%. Nghiên cứu áp dụng mô hình lựa chọn Heckman để xem xét cầu công nghệ từ nước ngoài là bổ sung hay thay thế cho đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong nội bộ doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu về số bằng sáng chế được cấp. Kết quả chỉ ra khi số lượng bằng sáng chế lớn hơn thì khả năng cầu công nghệ từ nước ngoài tăng lên khi các yếu tố khác không đổi.