CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhiễm khuẩn

  • Duyệt theo:
1 Tỷ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến thời gian tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn / Tạ Thị Diệu Ngân, Huỳnh Thị Thảo // .- 2024 .- Tập 182 - Số 09 .- Tr. 127-135 .- 610

Nghiên cứu mô tả hồi cứu nhằm xác định tỷ lệ tử vong và yếu tố liên quan đến thời gian tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 2017 - 2022. Sốc nhiễm khuẩn được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Sepsis-3 và SSC năm 2016. Tử vong sớm là tử vong trong 3 ngày đầu sau nhập viện, tử vong muộn là sau 3 ngày.

2 Đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2022 - 2023 / Trần Văn Giang, Nguyễn Quốc Phương // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 419-428 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ 1/2022 đến 12/2023. Có 117 bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết và xác định được căn nguyên vi khuẩn trong thời gian nghiên cứu.

3 Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện E năm 2023 / Phan Văn Hậu, Lê Văn Hưng, Vũ Huy Lượng, Nguyễn Thị Hà Vinh, Phạm Quỳnh Hoa, Lê Huyền My, Nguyễn Văn An, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Hoàng Việt, Phạm Thị Vân, Trương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thanh Bình, Lê Hạ Long Hải // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 118-128 .- 610

Nhiễm khuẩn huyết là một nhiễm trùng nặng, mỗi năm gây tử vong cho hàng triệu người trên thế giới. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ nhiễm và tính kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện E năm 2023.

4 Tỷ lệ phân bố các chủng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2022 / Nguyễn Thị Hải, Lê Văn Hưng, Vũ Huy Lượng, Nguyễn Thị Hà Vinh, Lê Huyền My, Phạm Quỳnh Hoa, Nguyễn Hoàng Việt, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Văn An, Nguyễn Thanh Bình, Lê Hạ Long Hải // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 133-140 .- 610

Việc nghiên cứu tỷ lệ phân bố các chủng vi khuẩn trong bệnh viện là rất cần thiết để đánh giá và giám sát các bệnh nhiễm trùng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 4977 mẫu bệnh phẩm được chỉ định nuôi cấy định danh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2022.

5 Một số yếu tố liên quan tử vong của bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm khuẩn huyết / Phạm Quốc Việt, Hoàng Bùi Hải // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 124-132 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân COVID-19 có nhiễm khuẩn huyết. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân COVID-19 từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022 tại bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

6 Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm mẫu máu giả định đông khô với tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết / Nguyễn Thị Hồng Nhiên, Vũ Quang Huy, Nguyễn Vũ Trung, Võ Thị Thuỳ Nga // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 62-71 .- 610

Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm mẫu máu giả định chứa tác nhân gây bệnh Streptococcus pneumoniae (SP) và Haemophilus influenzae (HI) bằng phương pháp đông khô, sử dụng sucrose 5% và huyết thanh 20% giúp bảo vệ vi khuẩn.

7 Yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh sau phẫu thuật bệnh lý gan - mật - tụy và ống tiêu hóa: Hồi cứu 120 ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai / Trần Quế Sơn, Nguyễn Thế Hiệp, Đỗ Thị Bích Ngọc, Trần Hiếu Học // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 173-181 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm người bệnh được phẫu thuật các bệnh lý tiêu hóa. Phương pháp mô tả tiến cứu tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2023 đến 6/2023. Ghi nhận tỷ lệ và phân tích đơn biến dự đoán các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong 30 ngày sau mổ.

8 Đặc điểm kháng kháng sinh của enterococcus faecalis kháng fluoroquinolone phân lập từ người, động vật và thực phẩm / Hoàng Thị An Hà, Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Hà Thanh, Phạm Duy Thái, Nguyễn Thị Lan Hương , Trần Thị Mai Hưng, Trần Huy Hoàng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 162(Số 1) .- Tr. 157-168 .- 610

Enterococcus faecalis là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội phổ biến ở bệnh viện và cộng đồng. Sự sẵn có của nó trong nhiều môi trường khác nhau và khả năng đề kháng với nhiều loại kháng sinh đã làm cho vai trò của E. faecalis ngày càng quan trọng hơn. Fluoroquinolone là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng, đặc biệt là trên bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu mà E. faecalis là tác nhân vi khuẩn gram dương gây bệnh thường gặp. Sự tiêu thụ fluoroquinolone trong bệnh viện, trong chăn nuôi đã tạo ra áp lực chọn lọc cho sự đề kháng, theo thực phẩm và sinh vật trung gian, ví dụ như ruồi hoàn toàn có thể đươc lan truyền. 466 chủng E. faecalis từ các mẫu phân người, phân gà, ruồi và thực phẩm chợ được phân lập.

9 Thực trạng nhiễm khuẩn Bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, năm 2020 / Nguyễn Xuân Thiêm, Tống Thị Thảo, Nguyễn Hữu Thắng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 179-185 .- 610

Phân tích thực trạng nhiễm khuẩn Bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, năm 2020. Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là 4,3%. Tỷ lệ mắc cao nhất ở khoa Hồi sức tích cực. Nhiễm khuẩn hô hấp là loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất, chưa phát hiện nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu. Tìm thấy 4 tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Pseudomonas, earuginosa, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và staphylococcus saprophyticus. Thời gian nằm viện dài trên 7 ngày, người bệnh nhiễm khuẩn lúc vào, và người bệnh có can thiệp thủ thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn. Bệnh viện cần có các biện pháp giám sát thực hành trong công tác chăm sóc người bệnh cũng như tiến hành các nghiên cứu lớn hơn nhằm phát hiện và giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong tương lai. Bằng chứng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách y tế của Nhà nước và các nhà quản lý bệnh viện phát triển các chiến lược để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện.

10 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ nhiễm HBV đẻ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên / Hoàng Thị Ngọc Trâm, Hồ Cẩm Tú, Trương Văn Vũ, Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Đức Hinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 136-144 .- 610

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ nhiễm HBV đẻ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Viêm gan virut B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh thường tiến triển thành bệnh viêm gan cấp, mạn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Kết luận các triệu chứng lâm sàng của vi rút viêm gan B ở thai phụ không đặc hiệu cho chẩn đoán viêm gan B; ở nhóm thai phụ có tải lượng vi rút thấp hơn 5E+07 bản sảo HBV DNA/ml thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa PBMCs của mẹ và máu cuống rốn. Triệu chứng của thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B không còn đặc trưng nữa do những thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính.