CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Răng - Hàm - Mặt
1 Mối liên quan giữa tình trạng lệch lạc khớp cắn và vệ sinh răng miệng ở học sinh 15-16 tuổi tại trường Hermann Gmeiner, Hà Nội năm 2024 / Lưu Văn Tường, Vũ Ngọc Mai, Trương Đình Khởi, Hà Ngọc Chiều, Dương Đức Long, Phùng Hữu Đại, Đinh Diệu Hồng // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 178-184 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 119 trẻ em từ 15-16 tuổi tại trường THPT Hermann Gmeiner, Hà Nội để xác định mối liên quan giữa tỉ lệ sai lệch khớp cắn theo Angle và tình trạng vệ sinh răng miệng.
2 Nhận thức về ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng và thái độ tiếp nhận tư vấn cai thuốc từ bác sĩ răng hàm mặt của người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa / Nguyễn Anh Chi, Lê Hưng, Phan Thị Bích Hạnh, Lê Linh Chi // .- 2024 .- Tập 176 - Số 03 - Tháng 5 .- Tr. 213-221 .- 617
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 60 người bệnh đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa Hà Nội nhằm đánh giá nhận thức về ảnh hưởng của hút thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng và thái độ tiếp nhận tư vấn cai thuốc từ bác sĩ răng hàm mặt của đối tượng trên.
3 Kết quả phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị Hội chứng Pierre Robin thể nặng / Đặng Hoàng Thơm, Vũ Ngọc Lâm, Trần Thiết Sơn // .- 2024 .- Tập 176 - Số 03 - Tháng 5 .- Tr. 267-275 .- 617
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới (MDO) trong điều trị Hội chứng Pierre Robin (PRS) thể nặng tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2019 đến 2023. Phương pháp này đã được sử dụng như một phương thức thay thế cho phẫu thuật mở khí quản trước đó. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân PRS thể nặng, khó thở nghiêm trọng do tắc nghẽn, bú khó, cần nuôi dương hỗ trợ, có chênh lệch hàm trên dưới lớn trên 10mm. Nghiên cứu được thiết kế can thiệp lâm sàng không đối chứng có đánh giá trước sau với 102 bệnh nhân từ 2 tuần đến 6 tháng tuổi được theo dõi trong thời gian từ 6 đến 36 tháng.
4 Thực trạng răng khôn hàm trên ở sinh viên năm 3 Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 / Lưu Văn Tường, Hoàng Tùng Kiên, Tạ Thị Thuý Hằng, Đinh Diệu Hồng // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 102-108 .- 617
Răng khôn hàm trên (RKHT) là răng mọc trong cùng của cung hàm trên, thường gây ra nhiều biến chứng, việc phát hiện sớm các bất thường và đưa ra chỉ định can thiệp kịp thời là cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân. 64 sinh viên năm 3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5 Độ sát khít của phục hình cố định trên bệnh nhân đến khám tại phòng khám răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2023 / Lê Hưng, Trần Minh Hiền, Lê Linh Chi, Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Thị Hạnh // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 137-143 .- 617.63 22
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 59 phục hình của 22 người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2023 nhằm đánh giá độ sát khít của phục hình cố định của đối tượng trên.
6 Tình trạng và nhu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh / Phạm Thị Mai Thanh, Trần Ngọc Phương Thanh, Trương Phạm Bích Thủy, Huỳnh Hữu Thục Hiền // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 234-241 .- 617.63 22
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị của bệnh nhân đến khám tại Khu thực hành Nha khoa tổng quát - Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 595 dữ liệu về tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân (≥ 18 tuổi) đến khám và điều trị từ năm 2017 - 2020.
7 Thực trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh đến khám răng hàm mặt tại Viện Y học Phòng không - Không quân năm 2023 / Vũ Nguyễn Lan Linh, Lê Hưng, Trần Thu Hương, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Anh Chi, Trần Văn Chiến, Phan Thị Bích Hạnh // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 242-248 .- 617.023 107 6
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 327 đối tượng đến khám và điều trị răng hàm mặt (RHM) tại Viện Y học Phòng không - Không quân từ tháng 6 đến tháng 9/2023, nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng (SKRM) của người bệnh đến khám răng hàm mặt (RHM) tại viện. Dữ liệu thu thập bằng cách khám và phỏng vấn bộ câu hỏi.
8 Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ / Lê Thị Thanh Hoa, Nguyễn Hồng Chuyên, Trương Thị Thùy Dương, Nguyễn Việt Quang, Nguyễn Ngọc Anh // .- 2023 .- Tập 168 - Số 7 - Tháng 8 .- Tr. 249-255 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 300 học sinh tiểu học ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2021. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn học sinh, khám răng, miệng cho học sinh.
9 Thực trạng sử dụng truyền thông mạng xã hội của bác sỹ răng hàm mặt trong chăm sóc sức khỏe răng miệng / Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Việt Anh, Trần Đức Trinh, Trịnh Hồng Hương, Võ Trương Như Ngọc // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 273-282 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sử dụng truyền thông mạng xã hội của bác sỹ răng hàm mặt trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng ở một số cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội năm 2021 - 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 166 bác sĩ trong thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 09/2022.
10 Đặc điểm hình thái ống tuỷ răng hàm nhỏ thứ nhất trên phim ct conebeam / Hà Ngọc Chiều, Đinh Thị Bích Liên, Nguyễn Đình Phúc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 162-169. .- 617
Răng hàm nhỏ (RHN) là nhóm răng có cấu trúc giải phẫu hệ thống ống tủy đa dạng, vì vậy việc điều trị tuỷ ở nhóm răng này gặp rất nhiều khó khăn. Do đó trước khi điều trị tủy, Bác sĩ Răng hàm mặt cần nhận thức đầy đủ về hình thái và khả năng biến đổi của ống tủy. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả đặc điểm hình thái ống tủy nhóm răng hàm nhỏ thứ nhất trên phim CT Conebeam (CTCB). Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên 51 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và 39 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới trong thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022 tại khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.