CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Rối loạn tâm thần

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm lâm sàng giai đoạn hưng cảm ở người bệnh rối loạn lưỡng cực I điều trị nội trú / Nông Đức Dũng, Trần Nguyễn Ngọc, Nguyễn Văn Tuấn // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng giai đoạn hưng cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực I (DSM-5TR) điều trị nội trú. Nghiên cứu 86 người bệnh (46 nữ, 40 nam) rối loạn lưỡng cực I, giai đoạn hưng cảm điều trị nội trú. Sử dụng phương pháp mô tả lâm sàng, sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ICD.10 và tiêu chuẩn DSM-5TR.

2 Đặc điểm lâm sàng ý tưởng tự sát ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú / Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Phương, Trần Nguyễn Ngọc, Phạm Thị Phương // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 188-194 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng ý tưởng tự sát ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú. Nghiên cứu được thực hiện trên 81 người bệnh được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn của ICD-10 (F33.xx) điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023 với phương pháp mô tả cắt ngang.

3 Thực trạng trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ ở người bệnh COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 / Phạm Thành Luân, Nguyễn Hữu Anh, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Bích Diệp, Lê Minh Giang // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 76-85 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang về trầm cảm, lo âu, và rối loạn giấc ngủ trên người bệnh COVID-19 được thực hiện tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 6/2022. Dữ liệu được thu thập dựa trên phỏng vấn người bệnh sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế cho nghiên cứu.

4 Chán ăn tâm thần gây nhịp chậm xoang: Báo cáo ca bệnh / Nguyễn Kim Anh, Vũ Sơn Tùng, Trần Nguyễn Ngọc, Bùi Văn San, Nguyễn Thị Ái Vân, Nguyễn Phương Linh, Lê Thị Thanh Huyền, Đặng Thị Mai // .- 2023 .- Tập 168 - Số 7 - Tháng 8 .- Tr. 262-269 .- 610

Chán ăn tâm thần là một rối loạn ăn uống, thường khởi phát ở tuổi vị thành niên. Rối loạn này có tỉ lệ gây tử vong cao và có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên. Với lệ mắc từ 0,5 - 1%, ước tính ở Việt Nam có khoảng 500 nghìn - 1 triệu người có nguy cơ mắc bệnh.

5 Một số đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý / Hoàng Dương, Nguyễn Thị Quý, Nguyễn Phương Hồng Ngọc // .- 2019 .- Số 22 .- Tr. 1 - 7 .- 610

Bài viết tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý tại bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội và bệnh viên Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh

6 Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần ở người cao tuổi / Trịnh Quỳnh Giang, Đàm Bảo Hoa, Đặng Hoàng Anh // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 165-169 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần ở người cao tuổi theo ICD-10 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Kết quả cho thấy có 60% bệnh nhân sống ở thành phố. Bệnh nhân được chẩn đoán là mất trí trong bệnh Alzheimer chiếm tỷ lệ cao nhất (58%). Có 60% bệnh nhân có thời gian từ lúc bị bệnh đến khi vào viện điều trị trên 1 năm, 80% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ, rối loạn trí nhớ chiếm 75%, khả năng phán đoán, suy luận giảm chiếm 64%, trầm cảm 17%, lo ấu 12%. Các yếu tố stress hay gặp là điều kiện kinh tế khó khăn, góa bụa, ly hôn và mâu thuẫn trong gia đình. Các bệnh lý thường đi kèm gồm có cao huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường.

7 Đặc điểm lâm sàng một số rối loạn tâm thần phối hợp ở trẻ tăng động giảm chú ý từ 6 đến 14 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương / Thành Ngọc Minh, Trương Thị Mai Hồng // .- 2017 .- Số đặc biệt .- Tr. 16-19 .- 616

Đặc điểm lâm sàng một số rối loạn tâm thần phối hợp trên 96 trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) từ 6 đến 14 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương từ 2015 đến 2016. Tỷ lệ ADHD kèm ODD là 35,24 phần trăm; ADHD kèm CD là 9,52 phần trăm. Rối loạn chức năng ở trẻ mắc ADHD phối hợp với ít nhất 1 loại rối loạn tâm thần: ỉa đùn, đái dầm và cắn móng tay. Ngoài ra có rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp, diễn đạt sai từ, nói khó.