CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phẫu thuật tạo hình

  • Duyệt theo:
1 Kết quả tạo hình tổn khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy / Dương Mạnh Chiến, Lưu Vũ Quang // .- 2023 .- Tập 168 - Số 7 - Tháng 8 .- Tr. 124-133 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kết quả tạo hình khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy. Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu mô tả trên 34 bệnh nhân gồm 18 bệnh nhân nam và 16 bệnh nhân nữ, độ tuổi từ 27 đến 94, được phẫu thuật tạo hình khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy tại Bệnh viện K Trung ương từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2023.

2 Phẫu thuật tạo hình điều trị sẹo lồi vành tai do xỏ khuyên / Phạm Thị Việt Dung, Phạm Kiến Nhật, Nguyễn Anh Đạt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 10-16 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình điều trị sẹo lồi vành tai do xỏ khuyên. Nghiên cứu mô tả trên 26 bệnh nhân với 34 sẹo lồi vành tai sau xỏ khuyên được điều trị bằng phẫu thuật cắt sẹo và tạo hình tổn khuyết linh hoạt theo vị trí và kích thước sẹo, từ tháng 06/2021 đến 06/2022 tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

3 Phẫu thuật tạo hình điều trị trong bệnh lý mũi sư tử: Báo cáo ca lâm sàng / Phạm Thị Việt Dung, Tạ Thị Hồng Thúy, Nguyễn Anh Đạt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 245-249 .- 610

Mũi sư tử là một bệnh lý đặc trưng bởi sự biến dạng mũi do sự phì đại tiến triển của các mô tuyến bã và tổ chức dưới da vùng mũi. Bệnh lý này hay gặp ở người da trắng nhưng rất hiếm gặp ở người Á Đông. Bài báo này mô tả đặc điểm lâm sàng mũi sư tử, phương pháp điều trị phẫu thuật và kết quả đạt được sau 3 tháng trên một ca bệnh nhân nam người Việt, 79 tuổi, mũi sư tử phân độ el-Azhary ở mức nghiêm trọng và thuộc giai đoạn 4 theo Clark, được điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật.

4 Phẫu thuật tạo hình tổn thương bàn tay do rắn độc cắn / Nguyễn Quốc Mạnh, Trần Thiết Sơn, Phạm Thị Việt Dung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 101-107 .- 610

Mô tả tổn thương và đánh giá kết quả gần phẫu thuật tạo hình điều trị tổn thương bàn tay do rắn độc cắn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tổn thương phần mềm bàn tay do rắn độc cắn tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022.

5 Sử dụng vạt mạch xuyên bắp chân trong tự do trong tạo hình khuyết phần mềm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Phạm Thị Việt Dung, Nguyễn Hợp Nhân, Vũ Thị Dung, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Dương, Trần Thị Diệu Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 147-156 .- 610

Mục tiêu đánh giá kết quả sử dụng vạt mạch xuyên bắp chân trong tự do trong tạo hình khuyết phần mềm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội . Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 13 ca khuyết phần mềm lộ gân, xương, mạch máu, thần kinh được tạo hình che phủ bằng vạt mạch xuyên bắp chân trong tự do.

6 Đánh giá hiệu quả phương pháp an thần theo nồng độ đích TCI bằng propofol kết hợp gây tê bằng lidocaine 2% trong phẫu thuật lấy nẹp vít xương vùng hàm mặt / Nguyễn Quang Bình, Vũ Doãn Tú, Phạm Quốc Khánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 7 (155) .- Tr. 162-169 .- 616

Phẫu thuật lấy nẹp vít xương hàm mặt là phẫu thuật loại trung bình và nhỏ thường được can thiệp dưới gây mê. Gần đây, các tác giả trên thế giới đã và đang sử dụng TCI propofol cho các phẫu thuật tương tự với nhiều ưu điểm, tuy nhiên tại Việt Nam phương pháp này chưa được áp dụng. Nghiên cứu RCT của chúng tôi đã thực hiện so sánh trên 60 bệnh nhân tháo nẹp xương hàm được gây mê thường quy hoặc TCI propofol kết hợp gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%.

7 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình / Bùi Mỹ Hạnh [et al.] // .- 2019 .- Số 121(5) .- Tr. 39-47 .- 610

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng hay gặp sau phẫu thuật chỉnh hình. Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích các yếu tố nguy cơ đối với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD) sau phẫu thuật chỉnh hình. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh từ 18 tuổi trở lên, được chỉ định phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 8/2017 đến 6/2018. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc HKTMSCD là 7/97 người (chiếm 7,2%). Các triệu chứng lâm sàng như đau một bên chân (100%), ban đỏ (83,6%), sưng nề chi (57,1%). Nồng độ trung bình của D-dimer trước phẫu thuật, sau phẫu thuật nhóm HKTMSCD cao hơn nhóm không mắc HKTMSCD. Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT) nhóm HKTMSCD thấp hơn nhóm không mắc HKTMSCD trước phẫu thuật, tuy nhiên lại cao hơn nhóm không mắc HKTMSCD sau phẫu thuật, p>0,05. Tuổi cao, tình trạng bất động, thời gian phẫu thuật kéo dài là yếu tố nguy cơ cao cho sự xuất hiện của HKTMSCD ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình.

8 Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình / Bùi Mỹ Hạnh, Đào Xuân Thành, Nguyễn Hoàng Hiệp, Đoàn Việt Quân // .- 2019 .- Số 121(5) .- Tr. 81-88 .- 610

Huyết khối tĩnh mạch (HKTM) là một trong những biến chứng phổ biến ở người bệnh phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ HKTM sau phẫu thuật và các yếu tố nguy cơ HKTM thông qua hệ thống tính điểm nguy cơ Caprini hiệu chỉnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 572.560 người bệnh phẫu thuật chấn thương chỉnh hình từ 1/2017 đến 12/2018. Các người bệnh được đánh giá điểm nguy cơ trước phẫu thuật theo thang điểm Caprini hiệu chỉnh và được theo dõi trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Có 780 người bệnh được chẩn đoán mắc HKTM sau phẫu thuật trong vòng 30 ngày. Nguy cơ mắc HKTM tăng 4,62 lần ở người bệnh điểm Caprini hiệu chỉnh 3 - 4, 9,51 lần ở người bệnh điểm 5 - 6, 5,22 lần ở người bệnh điểm 7 - 8 và 13,52 lần ở người bệnh điểm > 8 so với người bệnh điểm Caprini 0-2. Tổng số điểm Caprini hiệu chỉnh càng cao thì nguy cơ mắc HKTM sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình càng tăng. Việc phân loại thêm người bệnh trong nhóm nguy cơ cao nhất cần được tiến hành để đưa ra phương pháp dự phòng huyết khối thích hợp hơn.