CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính quyền địa phương

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng về đánh giá và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh Hậu Giang / Trần Thị Hà // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 69-71 .- 658

Tỉnh Hậu Giang những năm gần đây được đánh giá là môi trường đầu tư nhiều tiềm năng và hấp dẫn với doanh nghiệp. Chính quyền tỉnh đã và đang có các chính sách thu hút nhà đầu tư. Để tiếp tục có chính sách phù hợp cần hiểu rõ hơn về những đánh giá của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này nhóm giả dựa trên số liệu khảo sát được để đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh để đó đề xuất các gợi ý chính sách.

2 Hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện hiện nay / Nguyễn Văn Năm // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 3 – 18 .- 340

Hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; giảm cấp chính quyền phù hợp ở một số địa phương; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn” là nội dung được nêu rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XIII về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” ngày 09/11/2022. Để góp phần triển khai thực hiện thành công Nghị quyết, bài viết đề cập thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam, nhận diện những nguyên nhân của thực trạng đó, qua đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay.

3 Mô hình chính quyền địa phương ở Pháp và gợi mở cho Việt Nam hiện nay / Nguyễn Sơn Bách // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 116- 129 .- 340

Quản trị địa phương là một trong những vấn đề chính trong các cuộc cải cách quản trị quốc gia ở các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong quá trình đổi mới, việc nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm từ quản trị địa phương các quốc gia trên thế giới là một hướng đi cần thiết. Bài viết phân tích mô hình chính quyền địa phương của nước Cộng hoà Pháp, từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

4 Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở việt nam hiện nay / Nguyễn Thanh Tùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 57-64 .- 340

Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số bất cập trong các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.

5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đô thị ở nước ta hiện nay / Hoàng Xuân Lâm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 120 – 128 .- 340

Tổ chức chính quyền đô thị là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Ở nước ta, đô thị được tổ chức ở ba cấp chính quyền địa phương; mỗi cấp đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Song dù ở cấp nào cũng vậy, đều có những yếu tố nhất định ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị. Trong các yếu tố đó, có những yếu tố mang tính phổ biến, có những yếu tố mang tính đặc thù. Những yếu tố này là căn cứ để chúng ta xác định mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị, bảo đảm để tổ chức bộ máy đó được gọn nhẹ, khoa học, hợp lý; vận hành thông suốt và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào trong thực tiễn của đời sống xã hội.

6 Tổ chức chính quyền địa phương ở các đô thị Việt Nam: Cần thay cơ chế đặc thù bằng luật / Nguyễn Thị Minh Hà, Nguyễn QUang Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 10 (458) .- Tr. 56 – 64 .- 340

Việt Nam áp dụng nhiều cơ chế đặc thù trong tổ chức và quản lý chính quyền địa phương tại đô thị do quan niệm về mô hình quản lý (phân chia đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền) không tính đến các yếu tố đặc thù của địa phương, của đặc điểm nông thôn, đô thị. Bài viết trình bày, phân tích về tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm thay thế cơ chế đặc thù bằng một đạo luật điều chỉnh chung về tổ chức chính quyền địa phương tại đô thị.

7 Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương và ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương / Trần Thái Dương // Luật học .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 3 – 17 .- 340

Bài viết phân tích, bình luận một số điểm trong nhận thức luận, quy định của pháp luật hiện hành về khái niệm và nguyên tắc, các hình thức phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương và ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; chỉ ra những điểm mới được sửa đổi, bổ sung có liên quan, nêu ý kiến nhận xét, gợi mở nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương và ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

8 Kiến nghị một số nội dung về cơ chế thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội / Vũ Văn Huân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (423) .- Tr. 60 – 64 .- 340

Lựa chọn và xây dựng mô hình chính quyền phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và mục tiêu phát triển đặc thù là yêu cầu chính đáng của mỗi địa phương. Vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, không chỉ đơn thuần là việc ban hành văn bản pháp luật, mà quan trọng hơn cả là tạo được cơ chế thực hiện để phát huy sự riêng biệt nhưng hiệu quả giữa các mô hình. Trong thời điểm Chính phủ đang dự thảo và lấy ý kiến vào Nghị định hướng dẫn thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Bài viết đặt ra một số vấn đề cần làm rõ và các đề xuất mang tính gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện đó.

9 Phát huy hiệu quả của hội nghị khu vực thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh / Nguyễn Hoàng Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 21 (421) .- Tr. 62 – 64 .- 340

Hội nghị khu vực Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh là một mô hình trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực HĐND các địa phương có điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội tương đồng. Mô hình này được hình thành từ hơn 20 năm trước và đã trở thành hoạt động thường xuyên ở 6 khu vực HĐND trong cả nước với trung bình 12 hội nghị/năm.Theo các báo cáo của Ban Công tác đại biểu thì tính hiệu quả và chất lượng của Hội nghị khu vực Thường trực HĐND cấp tỉnh được đánh giá cao, những kinh nghiệm, giải pháp cụ thể được trình bày tại Hội nghị là những kinh nghiệm quý giá được đúc rút từ thực tiễn phong phú tại các địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có quy định mang tính pháp lý nào liên quan đến việc tổ chức và tiếp thu ý kiến từ những Hội nghị này.

10 Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay – Bài học từ nghiên cứu lịch sử và so sánh kinh nghiệm một số quốc gia châu Âu / Đào Bảo Ngọc // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 5 (117) .- Tr. 17 – 24 .- 340

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời đến nay, trong suốt các thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi trọng vấn đề quản lý địa phương, tổ chức chính quyền địa phương. Nhiều chính sách, chủ trương, biện pháp cải tổ hành chính địa phương đã từng được áp dụng, thể nghiệm, hoặc ngược lại, được bãi bỏ, điều chỉnh lại nhằm hướng tới một phương thức quản lý thích ứng và được coi là có hiệu quả trong từng thời kỳ phát triển của đất nước.