CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phân cấp quản lý

  • Duyệt theo:
1 Đẩy mạnh phân quyền, phân gấp, uỷ quyền cho chính quyền thành phố thủ đức: Cơ sở khoa học và một số kiến nghị / Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05 (478) .- Tr. 58 – 64 .- 340

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, uỷ quyền cho chính quyền thành phố Thủ Đức hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của thành phố Thủ Đức mà còn có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của mô hình chính quyền “thành phố trong thành phố” nói chung và chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trong bài viết này, tác giả tập trung lý giải cơ sở khoa học của vấn đề này, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, uỷ quyền cho chính quyền thành phố Thủ Đức hiện nay.

2 Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / Vũ Thị Phượng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 39 – 41 .- 332

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước. Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý hoạt động này là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền. Bài viết trao đổi về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, thực trạng hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý ngân sách địa phương tại Thái Bình / Đỗ Văn Hải // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 70-73 .- 332.1

Bài viết này tập trung đánh giá những bất cập còn tồn tại trong việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương tại tỉnh Thái Bình và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

4 Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp / Bùi Thị Mai Linh, Lại Phương Thảo // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 45-49 .- 657

Phân cấp quản lý là phương pháp quản lý khoa học và được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp. Sự phân cấp quản lý giúp giảm tải công việc cho nhà quản trị cấp trên, đồng thời tạo điều kiện cho các bộ phận cấp dưới được tự chủ hơn trong việc triển khai các công việc chuyên môn. Đây chính là sự trao quyền độc lập tương đối cho người đứng đầu các bộ phận chịu trách nhiệm trước tổ chức về công việc của bộ phận mình phụ trách. Theo đó, Nhà quản trị cấp trên, cần có cách thức để quản lý các bộ phận này một cách khoa học và phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu này, kế toán trách nhiệm ra đời với chức năng cung cấp thông tin kinh tế - tài chính một cách cụ thể về thành quả đạt được của các bộ phận trong tổ chức. Tuy nhiên, kế toán trách nhiệm chỉ thực sự phát huy hiệu quả chức năng của mình khi doanh nghiệp có sự phân cấp một cách rô ràng, khoa học. Điều này khẳng định, mối quan hệ không thể tách rời giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm trong các tổ chức nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng.

5 Phân cấp quản lý kinh doanh và chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp / Ngô Văn Lượng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 97 - 100 .- 332.024

Bài viết trao đổi về những nội dung phân cấp quản lý kinh doanh, nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá trong các trung tâm trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm góp phần nâng cao hoạt động của doanh nghiệp.

6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Yên Bái / Phạm Thị Ngọc Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 517 tháng 5 .- Tr. 34-36 .- 332.1

Thực trạng phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN; Thực trạng phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN; Các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Những kết quả và thành tựu đạt được trong phân cấp quanr lý NSNN ở tỉnh Yến Bái.