CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giảng viên
1 Thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên trường đại học trong bối cảnh hiện nay / Phạm Đình Mạnh // .- 2024 .- Tập 20 - Số 04 .- Tr. 19-26 .- 370
Khảo sát ở 05 trường đại học cho thấy, bên cạnh những mặt mạnh, năng lực nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên còn có những hạn chế nhất định: Năng lực thực tế còn thấp hơn nhiều so với năng lực kì vọng; các năng lực tham mưu; năng lực phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin... là những năng lực thành phần đặc thù trong năng lực nghề nghiệp của chuyên viên trường đại học còn thấp... Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do các trường đại học còn chưa quan tâm đầy đủ đến việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ chuyên viên.
2 Phát triển năng lực đội ngũ giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập nhằm thích ứng với bối cảnh của giáo dục 4.0 / Trần Ái Cầm // .- 2024 .- Tập 20 - Số 05 .- Tr. 20-27 .- 370
ghiên cứu này nhằm phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên tại một số trường đại học ngoài công lập hiện nay, từ đó đề xuất một số chính sách phát triển đồng bộ dựa trên kinh nghiệm và góc nhìn của một nhà quản lí giáo dục công tác tại trường đại học ngoài công lập, đáp ứng với bối cảnh giáo dục 4.0 hiện nay.
3 Phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Hoàng Thị Thoa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 24-31 .- 370
Bài báo đi sâu vào việc phát triển đội ngũ giảng viên trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tại các trường cao đẳng, nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo. Cách tiếp cận phát triển đội ngũ giảng viên được minh họa qua sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle, đề xuất một hệ thống nội dung toàn diện cho việc phát triển, đào tạo, và quản lý đội ngũ giảng viên.
4 Giảng viên lý luận chính trị với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng / Phạm Phương Lan // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 59-64 .- 370
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của người giảng viên lý luận chính trị. Quá trình giảng dạy cũng chính là quá trình người giảng viên lý luận chính trị làm sáng tỏ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động trong việc xuyên tạc luận điểm, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Từ đó giúp người học nhận diện được và có đủ luận cứ sắc bén để phê phán, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, không để các thế lực phản động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng.
5 Ảnh hưởng của các yếu tố bói cảnh đến việc tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên dạy tiếng Anh tại một trường đại học ở Việt Nam / Ngô Huỳnh Hồng Nga, Lê Công Tuấn, Nguyễn Thị Minh Thư // .- 2023 .- Vol 6 (N3) .- Tr. 372 - 385 .- 400
Các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh vẫn còn hạn chế và có rất ít đề tài tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến việc tham gia vào NCKH của giảng viên. Đề tài này được thực hiện nhằm điều tra kinh nghiệm của giảng viên dạy tiếng Anh đối với sự ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến việc tham gia vào hoạt động NCKH của họ. Thông qua phương pháp nghiên cứu hiện tượng (phenomenological research design), kết quả của đề tài này cho thấy rằng mặc dù việc tham gia vào NCKH của giảng viên dạy tiếng Anh chịu tác động bởi các chính sách của nhà nước và nhà trường để đáp ứng nhu cầu cải cách giáo dục, nhưng việc tham gia thật sự phụ thuộc vào trách nhiệm và động lực cá nhân của giảng viên. Nghiên cứu này cho thấy rằng các yếu tố từ cấp độ nhà nước, nhà trường và cá nhân có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kinh nghiệm tham gia NCKH của giảng viên dạy tiếng Anh. Dựa trên cơ sở lý thuyết sinh thái học (Bronfenbrenner, 1979), nghiên cứu này đề xuất mô hình liên quan đến các yếu tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia NCKH của giảng viên dạy tiếng Anh.
6 Ảnh hưởng của sự khuyến khích học tập từ giảng viên đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên : vai trò điều tiết của môi trường học tập đạo đức / Lê Thị Ngọc Trâm // .- 2023 .- Số 10 .- .- 658
Dựa vào lý thuyết nhận thức xã hội để giải thích mối quan hệ giữa các biến, nghiên cứu thu thập 530 câu trả lời từ sinh viên các trường cao đẳng, đại học bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất. Kết quả kiểm định bằng PLS SEM cho thấy sự khuyến khích học tập từ giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên, và môi trường học tập đạo đức có vai trò điều tiết trong mối quan hệ này.
7 Phương thức đặt câu hỏi của giảng viên nhằm phát huy mô hình giáo dục kiến tạo trong lớp học / Nguyễn Thị Hải Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 63-65 .- 370
Giáo dục kiến tạo hiện đang là xu hướng phát triển trong các loại hình trường của nhiều quốc gia trên thế giới, Và ở Việt Nam hiện nay, phương pháp giáo dục kiến tạo đang được nhiều trường đại học quan tâm, phát triển nhằm tăng cường cho người học khả năng tự xây dựng cho mình một hệ thống tri thức có sắc thái riêng và có khả năng vận dụng những tri thức mới vào các vấn đề do thực tiễn đặt ra thông qua các phương pháp dạy học đặc thù. Bài viết nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên về hiệu quả của việc đặt câu hỏi phù hợp trong lớp học nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tương tác giữa giảng viên và người học.
8 Các nhân tố tác động đến hành vi đổi mới sáng tạo của giảng viên đại học tại Việt Nam / Nguyễn Văn Chương, Cao Quốc Việt // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 52-67 .- 658
Nghiên cứu này cung cấp một mô hình phân tích hệ thống các nhân tố thúc đẩy đổi mới sáng tạo bao gồm: sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam. Với dữ liệu khảo sát từ 471 giảng viên, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội có tác động tích cực đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc. Từ đó, nghiên cứu có đóng góp vào mô hình hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc, đồng thời đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của các giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam.
9 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc / Trần Văn Hưng, Lê Nguyễn Bình Minh, Võ Thị Ngọc Liên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 150-155 .- 658
Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng, thỏa mãn trong công việc của giảng viên trong các trường đại học TP Hồ Chí Minh và đề xuất các hàm ý quản trị giúp lãnh đạo trong các trường đại học có những biện pháp nhằm tạo sự hài lòng, thỏa mãn của giảng viên để họ tích cực làm việc, yên tâm công tác, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
10 Duy trì đội ngũ giảng viên ở các trường đại học công lập tự chủ tài chính khu vực miền Bắc / Nguyễn Danh Nam & Uông Thị Ngọc Lan // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 90-106 .- 658.3
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng công việc, gắn kết với tổ chức và động lực làm việc có tác động tích cực đến duy trì ĐNGV. Ngoài ra, sự hài lòng công việc có tương quan tích cực với gắn kết với tổ chức và động lực làm việc của ĐNGV. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị đã được gợi mở nhằm nâng cao hiệu quả duy trì ĐNGV tại các trường ĐHCL TCTC trong thời gian tới.