CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách phát triển
1 Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam / Lê Quang Thuận, Nguyễn Thị Nhật Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 18-21 .- 332
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý - chiến lược quan trọng và giàu tiềm năng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội dẫn đến xu hướng định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu theo hướng hình thành và phát triển một số trung tâm tài chính mới, khác biệt với những trung tâm tài chính hiện có, Việt Nam hội tụ nhiều cơ hội trở thành trung tâm tài chính mới ở châu Á.
2 Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch : võ cổ truyền Bình Định hiện nay / Nguyễn Thị Ngọc Thùy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 37-39 .- 910
Sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu mới đối với các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Di sản văn hóa phi vật thể - võ cổ truyền Bình Định, chúng ta cần bảo tồn và phát huy di sản này trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là khai thác đưa vào phát triển trong du lịch, để làm được điều này, ngoài các yêu cầu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, còn cần đến sự điều tiết từ phía nhà nước, chính quyền và cơ quan chức năng thông qua hệ thống cơ chế, chính sách.
3 Một số trọng tâm trong chính sách phát triển hệ thống cửa khẩu của khu tự trị dân tộc choang Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay và gợi mở Việt Nam / Trần Thị Thủy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2023 .- Số 3(259) .- Tr. 50-59 .- 327
Tập trung phân tích định hướng và chính sách phát triển cửa khẩu trong chiến lược hướng ra Đông Nam Á của Quảng Tây, từ đó đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam trong quan hệ kinh tế đối ngoại với địa phương này.
4 Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ ở Đà Nẵng / Nguyễn Thị Hương // .- 2023 .- Số 797 .- .- 658
Với định hướng chiến lược cụ thể, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã ghi nhận những kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở địa phương này đã đối diện với những tồn tại, hạn chế có giải pháp khắc phục.
5 Thực tiễn triển khai các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Hoa Hữu Cường // .- 2023 .- Số 625 .- Tr. 16 - 18 .- 330
Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạp quốc gia được Việt Nam xác định là một trong những trọng tâm phát triển đất nước. Trên cơ sở các chủ trương, chiến lược của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, hệ thống thể chế, chính sách để thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng với một loạt công cụ, chính sách của các bộ, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý và tạo nên chuỗi hỗ trợ có hệ thống trong thúc đẩy khu vực doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
6 Thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Đồng bằng sông Cửu Long / Phạm Đình Tuyên, Võ Chí Xinh // .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 56-61 .- 658.4012
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, bài viết đánh giá thành tựu, hạn chế và mạnh dạn đề xuất một sô khuyến nghị nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chính sách phát doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân tại các tỉnh thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
7 Phát triển trồng rừng làm nguyên liệu chế biến gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ / Vòng Thình Nam, Nguyễn Hoàng Anh Vũ // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 515 .- Tr. 94-105 .- 330.363 7
Bài viết trình bày tình hình phát triển trồng rừng làm nguyên liệu chế biến gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả phân tích là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp về quy hoạch trồng rừng, các giải pháp về chính sách hỗ trợ trồng rừng, các giải pháp về tổ chức sản xuất trồng rừng, các giải pháp về công tác tiêu thụ và các giải pháp bổ trợ khác
8 Giải pháp về chính sách để phát triển công nghệ cao với ngành công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh / Nguyễn Xuân Đóa, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Văn Hải // .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 3-11 .- 600
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xu hướng phát triển các ngành lĩnh vực hiện nay luôn gắn liền với công nghệ cao. Các chính sách phát triển công nghệ cao tại Việt Nam đang hướng đến thực hiện mục tiêu nghiên cứu làm chủ và phát triển. Tại Tp. Hồ Chí Minh cơ chế chính sách đã được triển khai tuy nhiên vẫn bộc lộ nhiều bất cập cần được điều chỉnh tháo gỡ nhằm hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển.
9 Chính sách thúc đẩy phát triển điện mặt trời, điện gió ở Nhật Bản / Hoàng Thị Xuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 66-69 .- 330
Bài viết nhận diện những khó khăn và chính sách để thúc đẩy phát triển điện mặt trời, điện gió ở Nhật Bản, từ đó rút kinh nghiệm cho việc phát triển điện mặt trời, điện gió ở Việt Nam
10 Đổi mới chính sách phát triển xã hội Trung Quốc – Nhìn từ Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV / Nguyễn Mai Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- .- 327
Phân tích những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII về cải thiện dân sinh và phát triển xã hội, phân tích những điểm khác biệt và điểm mới trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV phát triển kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh giá tính khả thi của quy hoạch này trong thời gian 5 năm tới và dự báo đến năm 2035.