CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh--Phụ khoa

  • Duyệt theo:
1 Mối liên hệ giữa đa hình rs1801321 gen RAD51 và nguy cơ mắc ung thư buồng trứng / Lê Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Thu Thúy, Nguyễn Quý Linh, Trần Vân Khánh, Trần Huy Thịnh, Tạ Thành Văn, Nguyễn Viết Tiến // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 1-5 .- 610

Trình bày mối liên hệ giữa đa hình rs1801321 gen RAD51 và nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến. Gen RAD51 tham gia vào quá trình tái tổ hợp tương đồng, sửa chữa đứt gãy sợi đôi DNA, do đó những đa hình và đột biến gen RAD51 có thể liên quan đến nguy cơ mắc ung thư. Bằng mô hình phân tích bệnh chứngkết quả xét nghiệm đa hình đơn nucleotide rs1801321 gen RAD51 góp phần đánh giá khả năng mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ Việt Nam. Từ đó, có những biện pháp tầm soát, dự phòng nhằm chẩn đoán, phát hiện kịp thời ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm để điều trị hiệu quả và ít tốn kém hơn. Kết quả đóng góp vào cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu phân tích lớn hơn và đa yếu tố để đánh giá chính xác hơn nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

2 Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán vi khuẩn gây nhiễm khuẩn âm đạo bằng phương pháp Multiplex PCR / Triệu Tiến Sang, Vũ Hương Ly, Trần Văn Khoa,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 5 - 9 .- 610

Nhiễm khuẩn âm đạo (Bacterial vaginosis - BV) là một trong những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, bệnh còn ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển phôi của bệnh nhân làm hỗ trợ sinh sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, BV không phải do một tác nhân cụ thể nào gây ra, mà do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiện nay như nuôi cấy và nhuộm gram tỏ ra kém hiệu quả, với thời gian kéo dài, không đủ nhạy để xác định đồng thời các tác nhân. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng phương pháp Multiplex PCR (M-PCR) để phát hiện đồng thời và chính xác các tác nhân gây bệnh, góp phần giảm tối đa chi phí và thời gian xét nghiệm. Quy trình đã phát hiện được 10 loài vi khuẩn gây bệnh dựa trên vùng gene đặc hiệu 16s-rRNA và tối ưu hóa M-PCR thành 3 phản ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Kết quả bước đầu đã xây dựng thành công quy trình M-PCR, chứng tỏ tiềm năng của phương pháp trong xét nghiệm chẩn đoán BV trong tương lai gần.