CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật--Thương mại

  • Duyệt theo:
1 Pháp luật về thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Lê Đinh Mùi // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 26 - 30 .- 340

Thương mại điện từ, hay còn gọi là E — commerce (EC), là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện từ và Internet. Hoạt động này đã và đang mang lại nhiều lợi ích giúp thúc đẩy tăng trưởng kình tể, nhưng đồng thời cũng đang đặt ra những thách thức cho các cơ quan quản lý ưong việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử. Hiện nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử còn chưa đồng bộ, vân còn một số bất cập, hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam và một số bất cập, hạn chế, đề xuất, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về thương mại điện tử, cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật ưong hoạt động thương mại điện từ.

2 Công ty hợp danh tại một số quốc gia Châu Âu và Việt Nam – Dưới góc độ so sánh / TS. Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 7 (214) .- Tr. 68-79 .- 340

Nghiên cứu các vấn đề pháp lý của công ty hợp danh tại một số quốc gia Châu Âu và có sự so sánh với quy định tại Việt Nam, để từ đó tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định về công ty hợp danh và đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về loại hình công ty hợp danh trong lần sửa đổi, bổ sung sắp tới của Luật Doanh nghiệp.

3 Mối quan hệ nhân quả và vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 25 – 34 .- 340

Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế - một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại – từ góc độ là một phương pháp giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại. Theo đó, bài viết phân tích, đánh giá quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về mối quan hệ nhân quả đặt trong bối cảnh nghiên cứu sự phát triển của các học thuyết pháp lý chủ yếu về vấn đề này.

4 Pháp luật về hòa giải thương mại của Cộng hòa Liên bang Đức và một số gợi mở cho Việt Nam / Lê Hương Giang // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 7 (363) .- Tr. 24 – 33 .- 340

Nêu và phân tích bối cảnh về việc sử dụng hòa giải thương mại ở Đức cũng như Luật Hòa giải Đức năm 2012, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.