CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cho vay ngang hàng

  • Duyệt theo:
1 Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Việt Nam / Lê Thanh Huyền // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 29-33 .- 332.1

Hiện nay, xu hướng phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng gia tăng với một số lượng lớn các công ty có hoạt động hoặc tham gia cung ứng dịch vụ, giải pháp Fintech được thành lập. Bên cạnh rất nhiều dịch vụ bao gồm cả thanh toán, quản lý tài chính cá nhân, chấm điểm tín dụng..., các công ty Fintech còn cung ứng cả dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P Lending). Hình thức cho vay này được các cơ quan chức năng kỳ vọng là giải pháp đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, từ đó giúp hạn chế tín dụng đen. Tuy nhiên, trong thời gian đầu hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh những lợi ích thì hình thức cho vay này đang bộc lộ nhiều những rủi ro cần được quan tâm quản lý.

2 Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng sản phẩm cho vay ngang hàng : tích hợp lý thuyết hành động hợp lý và mô hình chấp nhận công nghệ / Nguyễn Viết Bằng, Nguyễn Nhất Phương // .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 67-84 .- 332.12

Cho vay ngang hàng (CVNH) là một hiện tượng mới nổi nhưng lan rộng nhanh chóng trong bối cảnh tài chính kỹ thuật số bên cạnh Ví điện tử, tiền kỹ thuật số, ngân hàng di động. CVNH kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính, thay thế bằng nền tảng ứng dụng công nghệ số. Nghiên cứu tích hợp lý thuyết Hành động hợp lý và Mô hình chấp nhận công nghệ để tìm hiểu rõ các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng trong bối cảnh sản phẩm CVNH. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 217 người có nhu cầu vay vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến Ý định người đi vay chịu tác động bởi niềm tin, hữu ích, danh tiếng nền tảng. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà tiếp thị quảng cáo và các nhà quản lý trong ngành tài chính ngân hàng giúp các nhà quảng cáo tiếp thị chủ động hơn trong việc cải thiện ý định sử dụng dịch vụ CVNH.

3 Hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam / Bùi Thúy Hằng, Phạm Xuân Dũng, Phạm Thị Hoàng Anh // .- 2022 .- Số 17 .- Tr. 39-44 .- 332.12

Bài viết tập trung làm rõ vai trò cũng như những rủi ro của hoạt động P2P Lending. Từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách đối với hoạt động P2P Lending tại Việt Nam.

4 Hoạt động cho vay ngang hàng : lợi ích và rủi ro / Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến, Đào Mỹ Hằng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 17(602) .- Tr. 15-20 .- 332.12

Tổng quan về P2P Lending. Lợi ích của hoạt động P2P Lending. Rủi ro của hoạt động P2P Lending. Một số gợi mở nhằm kiểm soát rủi ro đối với hoạt động P2P Lending.

5 Cho vay ngang hàng - phương thức tiếp cận vốn mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai / Cấn Văn Lực, Phạm Thị Hạnh, Lại Thị Thanh Loan // Ngân hàng .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 45-52 .- 332.12

Bài viết tìm hiểu về P2P Lending, kinh nghiệm quản lý P2P Lending trên thế giới, thực trạng về P2P Lending tại Việt Nam và đưa ra giải pháp giúp phát triển thị trường P2P Lending trở thành một lựa chọn cho các DNNVV tiếp cận vốn trong thời gian tới.

6 Cho vay ngang hàng : kinh nghiệm quản lý tại một số quốc gia và bài học đối với Việt Nam / // .- 2021 .- Số 24 .- Tr. 40-45 .- 332.12

Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và mô hình quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại một số quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh và Trung Quốc. Từ đó, làm căn cứ rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quản lý hoạt động cho vay ngang hàng.

7 Công nghệ tài chính trong hoạt động cho vay ngang hàng / Nguyễn Văn Nhật // .- 2022 .- Số 763 .- Tr. 44-46 .- 332.12

Ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) đang là xu thế phát triển trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trên thế giới. Trong mô hình cho vay ngang hàng, nền tảng trực tuyến cung cấp quy trình chuẩn hóa xử lý các khoản vay với chi phí thấp, thực hiện trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay. Tuy nhiên, hoạt động này hiện đang gặp phải một số tồn tại, hạn chế như: Sự thiếu hiểu biết của người dân về hoạt động cho vay ngang hàng; Sự bất cân xứng về thông tin, bị lộ các thông tin của cá nhân… từ đó đặt ra yêu cầu cần sớm có giải pháp khắc phục tồn tại này.

8 Thúc đẩy hoạt động cho vay ngang hàng an toàn, hiệu quả ở Việt Nam / Nguyễn Thị Cẩm Nhung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.177 - 181 .- 332.04

Cho vay ngang hàng (P2P lending) là hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tài chính được thiết kế và xây dựng trên nền tảng giao dịch trực tuyến kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua các trung gian tài chính như tổ chức tín dụng. Cho vay ngang hàng là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên kinh tế số, là nhu cầu công nghệ hóa các hoạt động nhằm kết nối các nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mô hình này đem đến những rủi ro, thách thức cho cả nhà quản lý và người dùng. Thực tế thời gian qua tại Việt Nam cho thấy nhiều vấn đề bất cập phát sinh cần giải quyết, đòi hỏi cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với mô hình này, nhằm bảo vệ nhà đầu tư và người vay.

9 Các điều kiện ảnh hưởng đến phát triển cho vay ngang hàng tại Việt Nam / Trần Nguyễn Minh Hải, Tô Thị Hoàng Lộc, Trần Đình Gia Ngân, Mai Hoàng Bảo Trâm // Ngân hàng .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 41-48 .- 332.12

Nghiên cứu tiến hành thực hiện phân tích định tính các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển P2P Lending tại Việt Nam theo mô hình PESTLIED. Từ đó, nghiên cứu cho thấy các hàm ý chính sách quan trọng đến tù các yếu tố này đối với phát triển P2P Lending như chính sách khuyến khích phát triển, xây dựng hành lang phá lý riêng biệt, học hỏi kinh nghiệm phát triển, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, thực thi trách nhiệm đối với xã hôi, môi trường và con người.

10 Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam / Phạm Huyền Trang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr. 50 – 52 .- 332.04

Hoạt động cho vay ngang hàng(P2P Lending) tiếp tục có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 40 công ty P2P Lending đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó có 10 công ty Trung Quốc, một số công ty từ Indonesia và Sigapore. Bên cạnh ưu điểm, thì hoạt động cho vay ngang hàng đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật lĩnh vực ngân hàng tài chính. Để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay ngang hàng là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.