CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghệ cao
1 Phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao : kinh nghiệm quốc tế và liên hệ với Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Nguyên // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 92-96 .- 330
Bài viết đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, từ đó tìm ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
2 Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng / Nguyễn Thị Hương // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 204-207 .- 330
Từ khi thành lập đến nay, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến để thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao theo hướng phát triển xanh và bền vững. Bài viết nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư được thu hút vào các doanh nghiệp ở khu công nghệ cao Đà Nẵng giai đoạn 2010-2023. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng trong thời gian tới.
3 Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh ở Việt Nam / Trần Viết Sung, Trịnh Đắc Viên // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 80-82 .- 330
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh là xu hướng tất yếu làm thay đổi bức tranh nền nông nghiệp Việt Nam. Thời gian qua, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam, bài viết đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh thời gian tới.
4 Nghiên cứu lựa chon các dự án Nghiên cứu - Triển khai tại khu công nghệ cao Hoa Lạc / Nguyễn Ngọc Song, Nguyễn Thành Huy, Chu Văn Tùng, Đặng Minh Quang, Lưu Hoàng Long // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 37-41 .- 658
Tập trung nghiên cứu đê xuất lựa chon các dự án Nghiên cứu - Triển khai tại Khu CNC Hòa Lạc.
5 Đổi mới sáng tạo với phát triển khu đô thị công nghệ cao Việt Nam / Phạm Thị Thanh Bình, Đỗ Quỳnh Anh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 3-8 .- 330
Đổi mới sáng tạo cùng với phát triển khoa học, công nghệ đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực công nghệ mới. Phát triển khu đô thị công nghệ cao được các nước trên thế giới quan tâm từ đầu thế kỉ XXI, xuất phát từ hai xu hướng: Một là, sự phát triển nhanh các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI); hai là, hơn nửa dân số thế giới (khoảng 4,4 tỉ người) hiện đang sống ở các đô thị và xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị vẫn tăng1. Sự ra đời của các khu đô thị công nghệ cao Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư công nghệ cao từ các tập đoàn trong và ngoài nước; tạo sự kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất với nghiên cứu, phát triển công nghệ và thu hút đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
6 Đầu tư ngân sách nhà nước phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Đồng bằng Sông Hồng / Vũ Thị Thuý Hằng // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 143-146 .- 332.6
Nông nghiệp công nghệ cao được coi là bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản nhờ ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Đây là định hướng phát triển nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Bài viết nghiên cứu đầu tư ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
7 Kinh nghiệm phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam / Nguyễn Thị Nhung, Quyền Đình Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 13-15 .- 330
Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết nhằm tổng quan kinh nghiệm phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao của một số nước trên thế giới, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết tổng kết sáu bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để vận dụng vào phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp CNC trong thời gian tới.
8 Chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao ở Đà Nẵng / Nguyễn Thị Hương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 240 .- Tr. 18-22 .- 332.63
Bài viết đã trình bày những vấn đề chính cần tập trung trong chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao ở Đà Nẵng. Thực tiễn thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2022 đã ghi nhận những kết quả quan trọng, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
9 Vai trò của công nghệ đối với thương mại quốc tế hàng công nghệ cao của Việt Nam / Huỳnh Thị Diệu Linh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 11-16. .- 330
Tập trung vào khía cạnh xuất khẩu của TMQT, nghiên cứu này phân tích tác động của thành tựu công nghệ quốc gia đến xuất khẩu sản phẩm CNC của nước ta. Mô hình trọng lực mở rộng (Augmented gravity model - AGM) được áp dụng đối với Việt Nam và 49 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 2009-2018. Kết quả ước lượng cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ thành tựu công nghệ của nước ta, trong khi không chịu tác động từ thành tựu công nghệ của nước đối tác.
10 Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ ở Đà Nẵng / Nguyễn Thị Hương // .- 2023 .- Số 797 .- .- 658
Với định hướng chiến lược cụ thể, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã ghi nhận những kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở địa phương này đã đối diện với những tồn tại, hạn chế có giải pháp khắc phục.