CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tinh dầu
1 Thành phần hóa học và khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của tinh dầu Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) trồng tại Hà Nội / Trần Bảo Trâm, Đào Ngọc Ánh, Trần Bình Minh, Đỗ Thị Kim Trang, Trần Văn Tuấn, Vũ Xuân Tạo // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 26-30 .- 610
Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của tinh dầu Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) trồng tại Hà Nội. Các loài nấm Malassezia có thể gây ra một số bệnh ngoài da nghiêm trọng trên người. Các thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị các bệnh liên quan đến nấm Malassezia thuộc nhóm azole. Việc nghiên cứu sử dụng các loại tinh dầu thảo dược trong kiểm soát nấm Malassezia đang được quan tâm. Nghiên cứu nhận diện được 19 chất trong thành phần hóa học của tinh dầu Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.), trong đó eugenol là hợp chất chính chiếm tới 42,4%. Kết quả thu được cho thấy, tinh dầu Hương nhu tía là loại thảo dược tiềm năng để phát triển các dạng sản phẩm như dầu gội, kem bôi sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh liên quan đến nấm Malassezia.
2 Đánh giá thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của tinh dầu cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) trồng tại Việt Nam / Trần Bảo Trâm, Nguyễn ThỊ Hiền, Trương Thị Chiên, Phan Xuân Bình Minh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Hoàng Quốc Chính, Vũ Xuân Tạo // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 26-30 .- 610
Nghiên cứu, tìm kiếm và đánh giá các hoạt chất có hoạt tính sinh học từ thực vật là hướng nghiên cứu tiềm năng trong việc tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu Bạc hà bằng sắc ký khí GC/MS đã nhận diện được 29 chất, tuy nhiên số lượng và hàm lượng các chất khác nhau giữa các mẫu tinh dầu. Cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) hiện đã được trồng nhiều tại Việt Nam, dùng làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
3 Nghiên cứu thực nghiệm tinh chế tinh dầu hồi trên tháp chưng luyện chân không gián đoạn / Nguyễn Thị Thảo, Đỗ Xuân Trường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 11(Tập 63) .- Tr. 34-39 .- 610
Trình bày nghiên cứu thực nghiệm tinh chế tinh dầu hồi trên tháp chưng luyện chân không gián đoạn, kết quả nghiên cứu thực nghiệm là rất hữu ích cho tính toán, thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống tinh chế tinh dầu hồi quy mô công nghiệp. Việt Nam là một trong những nước có sản lượng hồi thu hoạch hàng năm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm từ hồi của chúng ta hiện nay chủ yếu ở dạng quả hồi sấy khô và tinh dầu thô có giá trị kinh tế thấp. Thành phần chính của tinh dầu hồi thô là trans-anethole cần được tinh chế để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Nghiên cứu này tập trung vào xây dựng hệ thống thực nghiệm để tinh chế tinh dầu hồi bằng tháp chưng luyện gián đoạn loại đệm làm việc ở áp suất chân không. Các sản phẩm thu được trong quá trình tinh chế được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Kết quả phân tích được dùng để đánh giá khả năng tách các tạp chất dễ bay hơi trong hỗn hợp tinh dầu hồi thô.