CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ung thư--Đại tràng
1 Kết quả sơ bộ phẫu thuật nội soi cắt đại tràng kèm toàn bộ mạc treo trong điều trị bệnh lý ung thư đại tràng / Nguyễn Minh Thảo, Đào Thị Minh Hà, Giáp Bạch Kim Tuyến, Phạm Anh Vũ // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 89-99 .- 610
Phẫu thuật cắt đại tràng kèm toàn bộ mạc treo đại tràng (CME) làm tăng khả năng nạo vét hạch so với phẫu thuật kinh điển trong ung thư đại tràng. Tuy nhiên, phẫu thuật này chưa được coi là một chiến lược an toàn. Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học và kết quả sơ bộ của phẫu thuật cắt đại tràng CME trong ung thư đại tràng. Nghiên cứu mô tả trên 30 bệnh nhân được phẫu thuật cắt đại tràng CME từ tháng 5/2021 đến 7/2022.
2 Yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm trên ung thư đại tràng không polyp giai đoạn II - III có đột biến gen KRAS / Hoàng Minh Cương, Vũ Hồng Thăng, Bùi Thị Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 148-157 .- 610
Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm trên bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II - III có đột biến gen KRAS. 93 bệnh nhân được lựa chọn từ Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai thời gian từ 1/2016 đến 8/2020. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư không có tiền sử cắt/đốt polyp đại trực tràng giai đoạn II - III, phẫu thuật triệt căn, hóa trị bổ trợ theo chỉ định, có đột biến gen KRAS.
3 Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng / Nguyễn Lê Gia Kiệt, Phạm Văn Năng // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 1 - 9 .- 610
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và các giá trị cận lâm sàng trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2019. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017- 2019.
4 Đánh giá nồng độ CEA trước và sau điều trị ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Phạm Thị Phương, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Giang Oanh // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 65-68 .- 610
Bài viết đánh giá nồng độ CEA trước và sau điều trị ung thư đại trực tràng trên 110 bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy nồng độ CEA>5ng/m có 92% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn IV, trong đó có 76% bệnh nhân có CEA>20ng/ml. Nồng độ CEA có khả năng đánh giá được tính triệt căn của phương pháp điều trị bằng phẫu thuật với độ tin cậy 99%. Với nồng độ CEA >20ng/ml ở nhóm bệnh nhân điều trị hóa chất triệu chứng có 76% được chẩn đoán bệnh tiến triển.
5 Phân tích gánh nặng kinh tế bệnh ung thư đại trực tràng từ góc nhìn cơ quan bảo hiểm y tế / Trần Thị Thu Thủy, Ngô Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Thu Thủy // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2016 .- Số 2 .- Tr. 18 - 23 .- 610
Xây dựng mô hình đánh giá chi phí điều trị Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) theo phác đồ điều trị.Phân tích chi phí điều trị UTĐTT ở các giai đoạn khác nhau dựa trên mô hình xây dựng. Đánh giá gánh nặng kinh tế UTĐTT tại Việt Nam theo mô hình xây dựng.
6 Biểu hiện của protein TIF-IA và sự sinh tổng hợp RNA ribosome tăng cao ở khối u của bệnh nhân ung thư đại – trực tràng / Võ Nguyễn Thanh Thảo, Hoàng Đình Hòa, Huỳnh Vũ, Hồ Hữu Đức, Nguyễn Lê Xuân Trường, Nguyễn Đăng Quân // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.29-33 .- 610
Ung thư đại – trực tràng là một trong năm loại ung thư phổ biến trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư phổi. Bệnh ung thư đại – trực tràng thường diễn tiến âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng. Biện pháp chủ yếu hiện nay được sử dụng để điều trị ung thư đại – trực tràng là phẫu thuật, cùng với đó là hóa trị, xạ trị và thuốc sinh học nhắm trúng đích. Tuy nhiên, tình trạng tái phát bệnh sau điều trị rất phổ biến. Do vậy, rất cần thực hiện các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử của bệnh, từ đó phát triển các biện pháp điều trị hữu hiệu hơn. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân tích mức độ tăng biểu hiện của protein TIF-IA ở mô ung thư đại – trực tràng so với mô bình thường lân cận, đồng thời đánh giá mối liên hệ giữa sự tăng biểu hiện của protein TIF-IA với mức độ sinh tổng hợp RNA ribosome bằng kỹ thuật PCR định lượng (qRT-PCR) và Western blot. Kết quả cho thấy, protein TIF-IA biểu hiện cao hơn rõ rệt trong mẫu mô ung thư đại – trực tràng so với mẫu mô bình thường lân cận, và lượng rRNA được tổng hợp cũng cao hơn tương ứng với mức độ biểu hiện TIF-IA đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tế bào ung thư đại – trực tràng.
7 Đột biến gen COX 2 ty thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng / Phạm Thị Bích, Nguyễn Thị Tươi, Trịnh Hồng Thái // .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 40-46 .- 610
Sàng lọc các biến đổi trên gen COX-2 ty thể ở 93 mẫu mô u, 13 mẫu máu của bệnh nhân ung thư đại trực tràng và 83 mẫu máu của người khỏe mạnh làm đối chứng. Phát hiện được 13 biến đổi thuộc gen COX-2 ty thể, trong đó có 5 biến đổi làm thay đổi axit amin. Xác định được biến đổi G7853A trên gen COX-2 ty thể ở mô u, mẫu máu của bệnh nhân ung thư đại trực tràng và mẫu máu đối chứng với tỷ lệ 20,4 phần trăm, 23,1 phần trăm và 19,3 phần trăm tương ứng và là dạng đột biến sôma.
8 Kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn Dues C bằng phẫu thuật triệt căn kết hợp với hoá chất 5 FU / Nguyễn Văn Xuyên // .- 2007 .- Số 11 .- Tr. 40-43 .- 610
Bài viết áp dụng điều trị sau mổ cho K đại tràng bằng phác đồ hóa chất 5FU + FA qua đó rút ra những kinh nghiệm, nhận xét về hiệu quả của việc điều trị bằng phẫu thuật triệu căn kết hợp với 5FU sau mổ cho biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn Dukes C.
9 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và bộc lộ dấu ấn hoá mô miễn dịch CK7 KI57 P53 của ung thư đại tràng / Chu Văn Đức, Đặng Tiến Hoạt // .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 47-51 .- 610
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư đại tràng, xác định mức độ bộc lộ của CK7, CK20, Ki-67, p53 và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học.
10 Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư đại tràng / Huỳnh Thanh Long, Vũ Huy Nùng, Nguyễn Hoàng Bắc // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 1-4 .- 610
Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư đại tràng từ 11/2011 đến 12/2015 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Thời gian mổ trung bình là 136,5 phút, có 1 trường hợp rách niệu quản trái, 8 trường hợp nhiễm trùng vết mổ và 1 trường hợp tắc ruột sớm sau mổ. Không có trường hợp nào xì, rò miệng nối. Thời gian có lại trung tiện là 1,54 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 7,45 ngày.