CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tư duy sáng tạo
1 Tư duy nghịch lý và áp lực học tập thúc đẩy sự sáng tạo và kết quả công việc của nhân viên : nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam / Võ Thành Đức, Trần Hà Minh Quân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 40-53 .- 332.12
Sử dụng lý thuyết nghịch lý, nghiên cứu kiểm tra tác động của áp lực học tập, tư duy nghịch lý và sự tương tác của chúng lên sự sáng tạo của nhân viên, cuối cùng là thúc đẩy người nhân viên hoàn thành công việc được giao. Kết quả phân tích dựa trên khảo sát do 430 nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy sự sáng tạo của nhân viên đóng vai trò biến trung gian giữa áp lực học tập và kết quả công việc của nhân viên. Đồng thời, sự sáng tạo cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa tư duy nghịch lý và kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, sự tương tác giữa áp lực học tập và tư duy nghịch lý lên sự sáng tạo của nhân viên không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đã đóng góp cho lý thuyết về sự sáng tạo của nhân viên bằng cách tìm ra hai nhân tố tác động, đó là áp lực học tập và tư duy nghịch lý. Kết quả này cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về giá trị dự báo của lý thuyết nghịch lý trong giải thích sự sáng tạo của nhân viên tại các thị trường mới nổi như Việt Nam.
2 Ứng dụng tư duy thiết kế trong cuộc sống của sinh viên ngành kế toán thế kỷ 21 / Nguyễn, Thị Hương Liên // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 59-62 .- 657
Cách tiếp cận dựa trên quy trình tư duy thiết kế được đánh giá là một phương pháp thúc đẩy tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề, giúp sinh viên phát triển năng lực thấu cảm để chủ động thiết kế và trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước khi thiết kế cuộc sống, sinh viên cần học cách tư duy như một nhà thiết kế. Hiểu và vận dụng được quy trình tư duy thiết kế trong cuộc sống sẽ giúp sinh viên thiết kế được một đời sống sáng tạo, phong phú, luôn biến đổi không ngừng và chứa đựng những điều bất ngờ thú vị. Bài viết này làm rõ các giai đoạn của quy trình tư duy thiết kế và các kỹ năng thiết yếu của sinh viên thế kỷ 21, đặc biệt là khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thực tế của sinh viên ngành kế toán và kết quả triển khai thí điểm chương trình “Thiết kế cuộc đời đáng sống” cho sinh viên tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết này đề xuất việc xây dựng học phần tự chọn 02 tín chỉ về ứng dụng tư duy thiết kế trong cuộc sống của sinh viên ngành kế toán, ở thế kỷ 21.