CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tái cấu trúc ngân hàng

  • Duyệt theo:
1 Pháp luật về xử lý hành chính khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập / Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Minh Hằng // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.19 - 23 .- 346.597 082

Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) đã tăng nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, mở rộng mạng lưới hoạt động, đóng góp quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các NHTM cũng bộc lộ một số bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, trình độ quản trị còn yếu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế… Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách là phải tái cấu trúc các NHTM. Hoạt động mua lại và sáp nhập NHTM thành công sẽ giúp các NHTM xử lý tài chính tốt, nâng cao sức mạnh toàn diện, lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

2 Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Tô Trung Thành, Hồ Hải Yến // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 34-44 .- 332.12

Sử dụng số liệu từ 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2018 (thời gian trải qua hai lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo đề án 254/QĐ-TTg cho giai đoạn 2011-2015 và đề án 1058/QĐ-TTg cho giai đoạn 2016-2020), nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp S-GMM. Kết quả cho thấy các nhân tố tác động đến CAR gồm: (i) Các nhân tố kinh tế vĩ mô: lãi suất, lạm phát (ii) Các nhân tố đặc trưng của ngân hàng: CAR năm trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tài sản chứng khoán đầu tư dài hạn, ROE và (iii) hai giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Các kết quả này mở ra hàm ý chính sách trong giai đoạn tới nhằm giúp các ngân hàng thương mại điều chỉnh CAR phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng và bối cảnh kinh tế.

3 Tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng hướng đến phát triển bền vững hệ thống ngân hàng / Nguyễn Thùy Linh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 198 .- Tr. 54-58 .- 332.12

Đánh giá quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng hướng đến phát triển bền vững hệ thống ngân hàng, từ đó tìm ra vấn đề tồn tại, hạn chế và kết quả của tiến trình tái cấu trúc ảnh hưởng tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng và những nguyên nhân dẫn tới những vấn đề này. Trên cơ sở thực trạng của VN và kinh nghiệm quốc tế, bài viết đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hướng tới nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng.

5 Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam (2012-2016): khía cạnh xử lý các ngân hàng yếu kém / Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Nhung // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 1(464) tháng 1 .- Tr. 49-57 .- 332.12

Đánh giá các kết quả đạt được của quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém trong khuôn khổ đề án 254 về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chủ trì giai đoạn 2011-2015, với hoạt động mua lại ngân hàng với giá 0 đồng và quá trình mua bán -sáp nhập giữa các ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn 2016-2020.

6 Lựa chọn hình thức tái cấu trúc sở hữu Ngân hàng tại Việt Nam / Hạ Thị Thiều Dao // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- .- 332.12

Nghiên cứu này giới thiệu bốn hình thức tái cấu trúc sở hữu ngân hàng thường được sử dụng ở các nước; đánh giá sơ lược việc sử dụng các hình thức này trong tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam và đưa ra những lưu ý cần thiết cho việc lựa chọn hình thức tái cấu trúc sở hữu trong thời gian sắp tới bao gồm: (i) Kêu gọi vốn từ bên ngoài cần hết sức thận trọng; (ii) Sáp nhập, mua lại cần chú ý lợi ích nhóm; (iii) Phá sản cần minh bạch thông tin; (iv) Quốc hữu hóa cần xác định hành lang pháp lý và định giá đúng ngân hàng.