CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ung thư--Khoang miệng
1 Kết quả bước đầu trong tái tạo tổn khuyết khoang miệng bằng vạt dưới cằm / Lê Ngọc Sơn, Đặng Triệu Hùng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 110-115 .- 610
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu trong tái tạo tổn khuyết khoang miệng bằng vạt dưới cằm. Vạt dưới cằm đã được công nhận là một vạt tại chỗ hữu ích để tạo hình khoang miệng với độ tin cậy cao, tổn thương ở vị trí cho vạt thấp và thời gian phẫu thuật ngắn, trong khi vẫn duy trì được chức năng nói và nuốt. Ở những bệnh nhân có khối u chưa xâm lấn qua khoang giữa, vạt dưới cằm có cuốn mạch bên đối diện là một lựa chọn đầy hứa hẹn nhờ vào cung xoay rộng và có thể nạo vét hạch cổ cùng bên mà không ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của cuốn mạch. Phương pháp phẫu thuật tái tạo tổn khuyết khoang miệng bằng vạt dưới cằm là lựa chọn tạo hình thích hợp cho các tổn khuyết sau cắt bỏ khối u khoang miệng, ít biến chứng và kết quả phục hồi chức năng nói, nuốt tốt.
2 Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư khoang miệng tại Bệnh Viện K năm 2018 / Hoàng Việt Bách [et al.] // .- 2019 .- Số 120(4) .- Tr. 9-18 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư khoang miệng. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 165 bệnh nhân, độ tuổi từ 18 trở lên, trong thời gian từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. Kết quả: có 63,0% bệnh nhân nhập viện có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) theo bộ công cụ PG-SGA, 19,4% bệnh nhân bị SDD theo thang phân loại BMI. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố như phương pháp điều trị, giai đoạn bệnh, phương pháp chuẩn bị chế độ ăn liên quan với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Bệnh nhân ăn qua đường miệng có nguy cơ SDD thấp hơn 9 lần so với những bệnh nhân ăn qua sonde (OR (95% CI): 8,8 (1,1-71,8)). Kết luận: Bệnh nhân ung thư khoang miệng có nguy cơ SDD cao. Những bệnh nhân có tình trạng diễn biến nặng, nuôi ăn qua sonde có nguy cơ SDD cao hơn hẳn những bệnh nhân khác. Cần có những can thiệp cụ thể và kịp thời để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
3 Nhận xét đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư biểu mô khoang miệng / Lê Ngọc Tuyến, Nguyễn Hồng Nhung, Hà Văn Hưng // Y học thực hành .- 2015 .- Số 3 .- Tr. 5 – 8 .- 616
Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét đặc điểm mô bệnh học của ung thư biểu mô khoang miệng.