CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hợp tác giáo dục
1 Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ năm 2000 đến nay / Nguyễn Thị Thanh Tú // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 7(257) .- Tr. 23-31 .- 327
Bài viết phân tích nhu cầu hợp tác về giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản, trình bày và thành tựu hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 20 năm qua, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để tăng cường hợp tác giáo dục giữa hai nước trong tương lai.
2 Hợp tác văn hóa và giáo dục Nghệ An (Việt Nam) – Xieng Khouang (Lào) giai đoạn 2010 -2020 / Nguyễn Anh Chương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 1(262) .- Tr. 76-86 .- 327
Trình bày những thành tựu, điểm nhấn của quá trình hợp tác văn hóa, giáo dục, bài viết làm rõ vai trò, ý nghĩa của hợp tác này trong việc thúc đẩy quan hệ chính trị - đối ngoại, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng; đồng thời đưa ra một số kết luận nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác văn hóa, giáo dục Nghệ An và Xieng Khouang trong bối cảnh hiện nay.
3 Quá trình hợp tác giáo dục và đào tạo Hàn Quốc – Việt Nam (2001-2017) / Hoàng Văn Hiển, Trần Thị Hợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 12(250) .- Tr. 41-49 .- 370
Tập trung phân tích, luận giải các nhân tố tác động đến sự hợp tác, các khía cạnh hợp tác chủ yếu với những thành tựu và vấn đề đặt ra, đồng thời đề cập các giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
4 Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức giai đoạn từ 1990 đến nay / Đào Hương Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- số 5(248) .- Tr. 76-89 .- 327
Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của quá trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức giai đoạn từ 1990 đến nay. Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức được thực hiện với nội dung phong phú và hình thức đa dạng.
5 Hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp tại một số trường đại học ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Thủy // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 9(94) .- Tr. 72-80 .- 327
Phân tích những hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp tại một số trường đại học điển hinh ở Việt Nam, từ đó gọi ý một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác giữa trường Đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
6 Thực trạng giáo dục của Mozambique và hợp tác giáo dục với Việt Nam / Lê Quang Thắng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 11 (171) .- Tr. 33 - 39 .- 327
Phân tích các chính sách, mục tiêu giáo dục và thực trạng giáo dục của Cộng hòa Mozambique, đồng thời đánh giá khả năng hợp tác giáo dục giữa Việt Nam với đất nước này.
7 Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Israel từ 1993 đến 2017: Thực trạng và triển vọng / Trần Thị Thu Hương, Hồ Thị Thảo Nguyên // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Tr.3 – 10 .- Tr.3 – 10 .- 327
Đi sâu phân tích nhu cầu, thành tựu hợp tác giáo dục – đào tạo giữa hai quốc gia, đồng thời đề cập đến triển vọng phát triển mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Israel trong thời gian tới.
8 Hợp tác giáo dục Việt Nam và Israel giai đoạn 1993-2017: Thực trạng và triển vọng / Trần Thị Thu Hương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 06 (154) .- Tr. 51-60 .- 327
Phân tích nhu cầu, thành tựu hợp tác giáo dục – đào tạo giữa hai quốc gia, dự báo triển vọng và đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hợp tác giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Israel.
9 Thúc đẩy hợp tác trường đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam / Trần Văn Bình, Lê Hiếu Học // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 5 (710) .- Tr.19 – 22 .- 371.018
Trên cơ sở nghiên cứu các hình thức liên kết trường đại học – doanh nghiệp trên thế giới, tác giả rút ra một số kinh nghiệm bằng nâng cao hiệu quả liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam.
10 Hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ đầu thập niên 1990 đến nay / PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 7/2015 .- Tr. 3-16 .- 327
Sau khi phân tích những yếu tố tác động tới sự hợp tác giữa hai nước, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ đầu thập niên 1990 đến nay. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét đánh giá và khuyến nghị góp phần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giáo dục giữa Việt – Mỹ, cũng như củng cố mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vì lợi ích của hai nước, hai dân tộc.