CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đàm phán quốc tế
1 Lợi ích kinh tế phân bổ giữa các bên trong đàm phán kinh tế quốc tế / Nguyễn Thường Lạng // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 266 .- Tr. 22-31 .- 330
Bài viết phân tích lợi ích kinh tế phân bổ giữa các bên đàm phán kinh tế quốc tế theo mô hình cung - cầu mà kinh tế học gọi là lợi ích kinh tế trong đàm phán. Lợi ích đàm phán được phân bổ theo các phương thức khác nhau bao gồm một bên được lợi hoàn toàn và một bên chịu thiệt hoàn toàn, một bên được lợi và một bên hòa vốn, và cả hai bên đều thu được lợi. Dựa vào các phương thức phân bổ lợi ích xác định, bài viết gợi ý lựa chọn kịch bản đàm phán phù hợp với điều kiện mỗi bên và đưa ra lời khuyên chuẩn bị năng lực và kỹ năng để đàm phán thành công.
2 Kinh nghiệm đàm phán các FTA thế hệ mới của Liên minh Châu Âu và một số gợi ý cho Việt Nam / TS. Hà Công Anh Bảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 77-87 .- 327
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của EU, bài viết chỉ ra một số gợi ý phù hợp cho Việt Nam trong quá trình đàm phán và tham gia các FTA thế hệ mới.
3 Quyền lực chuẩn tắc của EU trong đàm phán Brexit giai đoạn I / ThS. Vũ Đoàn Kết, Trần Mai Phương Hồng Ngọc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 5 (212) .- Tr. 10-20 .- 327
Giới thiệu về khái niệm quyền lực chuẩn tắc trong nghiên cứu EU và việc EU đã áp dụng thành công quyền lực chuẩn tắc trong đàm phán Brexit giai đoạn I với Anh từ tháng 6 đến 12/2017.
4 Tiến trình thương thảo quốc tế về biến đổi khí hậu: Thành tựu, thách thức và triển vọng / Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu // Kinh tế & Phát triển .- 2015 .- Tr. 54-61 .- 658
Bài viết tóm tắt thành tựu của các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu trong hơn 20 năm qua, phân tích những thách thức của cơ chế khí hậu toàn cầu hiện tại, đưa ra triển vọng về cơ chế khí hậu toàn cầu mới sau năm 2020 và đề xuất về sự tham gia của Việt Nam vào tiến trình này. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, các nước phát triển, giảm nhẹ, thích ứng